Có thể trong những cuộc nói chuyện về tài chính, bạn thường nghe nói đến chỉ số P/E. Vậy chỉ số P/E là gì? Có ý nghĩa gì trong tài chính mà bạn thường nghe nói đến. Bài viết này sẽ giới thiệu về chỉ số P/E và vai trò chỉ số trong lĩnh vực tài chính, đặc biệt là trong cổ phiếu chứng khoán.
Chỉ số P/E (viết tắt của chỉ số Price to Earning ratio) là chỉ số đánh giá mối quan hệ giữa giá thị trường của cổ phiếu (Price) và thu nhập trên một cổ phiếu (EPS). Đây là chỉ số được ưa dùng trong phân tích vì nó phản ánh kỳ vọng của thị trường chứng khoán đối với cổ phiếu.
Lưu ý: Thu nhập của doanh nghiệp là lợi nhuận sau thuế đến từ hoạt động kinh doanh, nó không đồng nghĩa với thu nhập (hay lợi nhuận) thu về của nhà đầu tư.
Chỉ số P/E thể hiện mức giá mà bạn sẵn sàng bỏ ra cho một đồng lợi nhuận thu được từ cổ phiếu. Hay, bạn sẵn sàng trả giá bao nhiêu cho cổ phiếu của 1 doanh nghiệp dựa trên lợi nhuận (thu nhập) của doanh nghiệp đó.
Chỉ số P/E được tính theo công thức sau:
P/E = Giá thị trường của cổ phiếu (Price)/Thu nhập trên một cổ phiếu (EPS)
Trong công thức trên, có 2 yếu tố bạn cần xác định:
Price: giá thị trường của cổ phiếu
EPS (Earnings Per Share): thu nhập trên mỗi cổ phiếu
EPS là phần lợi nhuận sau thuế trên mỗi cổ phiếu thường của các cổ đông, sau khi đã trừ đi cổ tức ưu đãi. Chỉ số EPS phản ánh khả năng sinh lợi của doanh nghiệp.
Trước khi đầu tư vào quán, bạn cần biết được khả năng sinh lời của quán để biết được rằng:
Giả sử bạn gửi tiết kiệm tại Ngân hàng lãi suất 5%/năm thì P/E tương đương 20 lần, tức là khoản đầu tư này cần 20 năm mới huề vốn.
Vậy khi bạn nghe cơ hội đầu tư một cổ phiếu có P/E bằng 10, trong điều kiện công ty không có tăng trưởng trong tương lai và chia chia tất cả lợi nhuận cho cổ đông, tức là bạn cần 10 năm để khoản đầu tư này huề vốn.
Chỉ số P/E cao thể hiện sự kỳ vọng của nhà đầu tư về việc tăng trưởng thu nhập từ cổ phiếu đó sẽ cao hơn trong tương lai.
Chỉ số P/E cao đôi khi là biểu hiện việc doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả (các chỉ số tài chính sẽ chỉ ra điều này rõ ràng hơn), khiến EPS thấp (thậm chí = 0) nên chỉ số P/E mới cao.
P/E thấp có thể do doanh nghiệp thu được lợi nhuận bất thường (từ thanh lý tài sản, hay bán công ty con,…). Nhưng khoản lợi nhuận này sẽ không bền vững.
Kết: Chỉ số P/E hiện tại cao hay thấp không có nhiều ý nghĩa nếu đứng một mình. Nó cần được đem ra so sánh với P/E toàn ngành cũng như với tốc độ tăng trưởng lợi nhuận và thu nhập dự kiến của công ty.
Kết luận:
Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về chỉ số P/E trong tài chính. Chúng tôi có chia sẻ thêm các chỉ số quan trọng khác trong tài chính như chỉ số P/B, chỉ số P/S, chỉ số EPS, chỉ số ROE và các loại lệnh khi giao dịch chứng khoán. Hãy theo dõi trên website của chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức hay về tài chính, đặc biệt là cổ phiếu chứng khoán nhé.
—-----------------------------------
Chúc quý nhà đầu tư thành công trên thị trường và mọi thắc mắc về thị trường chứng khoán hãy liên hệ ngay:
Hotline: 0903 00 36 72
Email: faviz.vn@gmail.com
Address: FAviz Building, số 26 đường số 12, P. Tân Phú, Quận 7, Tp.HCM
Tags: