Chứng khoán tuần 21-25/10

Chứng khoán tuần 21-25/10

20/10/2024 | 23:43 View: 1284

 I. Tổng quan thị trường

Trong tuần qua, VN-Index đã có diễn biến sideway và phân hóa mạnh, đóng cửa tại mức 1.285,46 điểm. Đáng chú ý, khối ngoại đã thực hiện bán ròng liên tiếp 5 phiên với giá trị đáng kể, lên tới hơn 1.880 tỷ đồng. Thanh khoản thị trường vẫn duy trì ở mức thấp, chỉ đạt trung bình 15.800 tỷ đồng/phiên, thấp hơn nhiều so với mức trung bình 20 phiên gần đây.

Độ rộng thị trường trong tuần qua hẹp và có sự phân hóa rõ rệt giữa các nhóm cổ phiếu. Nhóm cổ phiếu ngân hàng tiếp tục đóng vai trò chủ đạo trong việc nâng đỡ chỉ số và thu hút dòng tiền. Trong đó, các mã nổi bật STB, EIB và VCB

Diễn biến thị trường trong tuần qua hoàn toàn phù hợp với kịch bản cơ sở mà chúng tôi đã dự báo trước đó trong bài viết Chứng khoán tuần 14-18/10.https://faviz.vn/kien-thuc/chung-khoan-tuan-14-18102024 VN-Index đã vận động trong biên độ 1.260 - 1.300 điểm, phản ánh chính xác dự đoán của chúng tôi về một thị trường sideway trong bối cảnh thanh khoản suy giảm.

II. Phân tích kỹ thuật

Khung thời gian tuần

Các chỉ báo kỹ thuật ngắn hạn trạng thái trung tính, phản ánh sự cân bằng tạm thời của thị trường.

Hình 1: Tín hiệu ngắn khung tuần

Chỉ báo đáy đỉnh : neo ở vùng cao

Hình 2: tín hiệu chu kì đáy- đỉnh khung tuần

Những tín hiệu này cho thấy nhà đầu tư nên chuẩn bị tinh thần cho khả năng xuất hiện nhiều áp lực rung lắc khi chỉ số tiếp cận các ngưỡng kháng cự quan trọng sắp tới.

Khung thời gian ngày

Tín hiệu kỹ thuật ngắn hạn đã cắt lên và còn dư địa tăng trong 2-3 phiên tới, tạo cơ hội cho các giao dịch ngắn hạn.

Hình 3: Tín hiệu ngắn khung daily


Tín hiệu đáy-đỉnh đang có xu hướng dâng lên nhưng chưa chạm vùng đỉnh chu kỳ, cho thấy còn dư địa tăng điểm.

Hình 4: chu kì đáy- đỉnh khung daily


Trong khung thời gian ngày, xác suất VN-Index còn động lực tăng điểm trong các phiên giao dịch tiếp theo được đánh giá là cao hơn so với khả năng điều chỉnh.

III. Góc nhìn vĩ mô

1. Tình hình kinh tế vĩ mô

Nền kinh tế Việt Nam tiếp tục thể hiện sức mạnh và khả năng phục hồi ấn tượng, trái ngược với xu hướng chung của kinh tế toàn cầu. Dữ liệu kinh tế mới nhất cho 9 tháng đầu năm 2024 cho thấy nhiều tín hiệu tích cực:

  • GDP 9T 2024 tăng 6.82% (YoY)
  • CPI bình quân tăng 3.88% (YoY)
  • FDI giải ngân đạt 17.3 tỷ USD (+11.6% YoY)
  • Xuất khẩu tăng 15.4% (YoY)

2. Định hướng chính sách mới

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục duy trì các chính sách nới lỏng tiền tệ. Đáng chú ý, tín dụng ngân hàng đang bước vào giai đoạn tăng tốc, với một số ngân hàng đang được xem xét phê duyệt hạn mức tăng trưởng tín dụng cao hơn 15%. Các ngân hàng được kỳ vọng sẽ được nới room tín dụng bao gồm ACB, TCB, MBB và HDB.

Thông tư Pre-funding được thông qua trong tháng 9 và sẽ có hiệu lực thi hành vào ngày 2/11/2024. Đây được xem là một bước tiến quan trọng trong tiến trình đánh giá nâng hạng của thị trường chứng khoán Việt Nam, đồng thời có tiềm năng thu hút dòng vốn ngoại đổ vào thị trường trong thời gian tới.

Kỳ họp sắp tới của Quốc hội sẽ là một sự kiện đáng chú ý, khi các nhà lập pháp sẽ thảo luận về 25 dự luật có ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực kinh tế khác nhau. Đáng chú ý, số lượng luật kinh tế quan trọng đã tăng từ 8 lên 11, báo hiệu quyết tâm mạnh mẽ của chính phủ trong việc giải quyết các nút thắt về quy định đang cản trở tăng trưởng. Những cải cách quy định này được kỳ vọng sẽ là động lực quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng của Việt Nam trong thời gian tới.

IV. Nhận định và chiến lược tuần 21-25/10

1. Nhận định tổng quan
Về trung hạn, chúng tôi duy trì quan điểm tích cực về triển vọng của thị trường chứng khoán Việt Nam. Chúng tôi tin rằng có khả năng cao sẽ xuất hiện một đợt bứt phá đáng kể trong quý 4 năm 2024, dựa trên các yếu tố vĩ mô thuận lợi và động lực tăng trưởng từ các chính sách hỗ trợ.

Trong ngắn hạn, VN-Index đang trong giai đoạn phục hồi kỹ thuật với sự nâng đỡ chủ đạo từ nhóm cổ phiếu ngân hàng. Các chỉ báo kỹ thuật hiện tại đang ủng hộ xu hướng phục hồi, với khả năng tiếp cận vùng kháng cự quan trọng 1.300 điểm. 

Tuy nhiên,nhà đầu tư nên thận trọng khi thanh khoản giao dịch vẫn ở mức tương đối thấp, độ rộng thị trường hẹp Và chú ý khi nhóm Ngân hàng kiệt sức ở vai trò nâng đỡ chỉ số và dòng tiền không lan tỏa được đến các nhóm dẫn dắt khác. Có khả năng xảy ra một giai đoạn rũ bỏ khi các yếu tố rủi ro tiềm ẩn có thể xuất hiện:

  • Khả năng điều chỉnh ngắn hạn của thị trường chứng khoán toàn cầu, đặc biệt là thị trường Mỹ
  • Kết quả kinh doanh quý 3 của một số doanh nghiệp có thể phục hồi chậm hơn kỳ vọng
  • Ảnh hưởng từ kết quả cuộc bầu cử Mỹ vào tháng 11/2024, với những khác biệt tiềm tàng trong chính sách của hai ứng cử viên
  • Nguy cơ leo thang căng thẳng địa chính trị ở các vùng xung đột

2. Các kịch bản và chiến lược

Kịch bản cơ sở (xác suất 50%)

  • VN-Index tiếp tục xu hướng phục hồi, hướng về vùng 1.290-1.300 điểm
  • Sau đó, chỉ số có thể đi ngang trong biên độ 1.260-1.300 điểm
  • Thanh khoản dự kiến đạt mức trung bình khoảng 15.000 tỷ đồng/phiên

Chiến lược đề xuất:

  • Nhà đầu tư nên chọn lọc cổ phiếu kỹ càng, tập trung vào các mã có dòng tiền mạnh và dự báo có kết quả kinh doanh quý 3 tích cực
  • Linh hoạt luân chuyển danh mục theo sự phân hóa của thị trường, tận dụng cơ hội từ các nhóm ngành có triển vọng tích cực
  • Cân nhắc thực hiện chiến lược trading, canh bán một phần khi chỉ số tiếp cận vùng kháng cự 1.300 điểm

Kịch bản tích cực (xác suất 10%)

  • VN-Index vượt qua được ngưỡng kháng cự 1.300 điểm, hướng tới mục tiêu tiếp theo ở vùng 1.330 điểm
  • Thanh khoản thị trường tăng đột biến, duy trì ổn định trên mức 20.000 tỷ đồng/phiên

Chiến lược đề xuất:

  • Tránh tâm lý FOMO (Fear of Missing Out) khi thị trường tăng mạnh, cần giữ tâm lý bình tĩnh và đánh giá kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định đầu tư
  • Cân nhắc việc chốt lời một phần đối với những cổ phiếu đã tăng mạnh và có dấu hiệu suy giảm động lực tăng giá
  • Tìm kiếm cơ hội đầu tư mới ở các cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt nhưng chưa tăng giá mạnh trong giai đoạn vừa qua

Kịch bản tiêu cực (xác suất 40%)

  • VN-Index phá vỡ ngưỡng hỗ trợ quan trọng 1.260 điểm, có thể về test vùng 1.240-1.220 điểm
  • Nguyên nhân có thể do ảnh hưởng từ sự điều chỉnh của thị trường toàn cầu (đặc biệt là thị trường Mỹ), rủi ro chính sách tiềm ẩn từ cuộc bầu cử Mỹ, hoặc căng thẳng địa chính trị leo thang ở các vùng xung đột.

Chiến lược:

  • Đặt lệnh stop loss chặt chẽ nếu chỉ số phá vỡ mức hỗ trợ 1260 điểm Giảm tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục, tăng tỷ trọng tiền mặt Lập danh sách cổ phiếu chờ mua khi về vùng giá hấp dẫn 1220

Danh mục chờ mua 

Thép : HPG

Công nghệ, viễn thông FPT, CTR

Ngân hàng: STB, ACB, TCB, CTG, MBB

BĐS: HDG NTL, VHM

Cao su : GVR, DPR

Bán lẻ: MSN, MWG

Hóa chất :DGC
Chứng khoán HCM, VCI, SSI

 

Chúc quý NĐT giao dịch thành công

 

Liên hệ  Công Ty Cổ Phần Đầu Tư FAviz

CREATING PROSPERITY - KIẾN TẠO THỊNH VƯỢNG

Hường Phạm- Wealth Manager

số điện thoại/ Zalo 033.531.8184

Mở tài khoản chứng khoán online - Nhận ngay số đẹp phát tài phát lộc (hsc.com.vn)

Tham gia ngay cùng chúng tôi tại: https://faviz.vn

Công cụ phân tích Faviz Tool tại: https://tool.faviz.vn

Tags: cổ phiếu tăng trưởng , MWG , Hường Phạm , báo cáo nhanh , HDG , khuyến nghị mua vào , chứng khoán tuần

 
TRẢI NGHIỆM MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CỦA FAVIZ NGAY HÔM NAY
Đăng ký trải nghiệm