Trước giờ giao dịch: Ngân hàng hút tiền, Index tích lũy quanh 1220 điểm
02/08/2023 | 15:44
View: 4281
VNindex tăng điểm trở lại sau phiên điều chỉnh, chỉ số quay lại vùng 1220 sau khi điều chỉnh về 1213 trong phiên, ngân hàng là nhóm thu hút dòng tiền và kéo chỉ số chính, các nhóm khác như bất động sản, sản xuất thịt, thuỷ sản, chứng khoán cũng đang cho tín hiệu phục hồi, theo đó chỉ số sẽ tiếp tục tích luỹ quanh vùng 1220 điểm trước khi xác nhận xu hướng tăng quay trở lại.
VNIndex đi ngang ở mức 1,220.43 điểm (+2.87, +0,24%) với thanh khoản 17,143 tỷ đồng, giảm -27% so với hôm qua. VN30 đóng cửa giảm nhẹ 1,221.32 (-0.86, -0.07%), thanh khoản đạt 6,432 tỷ đồng.
Nhóm ngân hàng với CTG và BID tăng 2%, VCB đi ngang, EIB +7% hôm nay Ngân hàng công bố bổ nhiệm Phó tổng giám đốc mới. Cổ phiếu chứng khoán cũng đóng cửa trong sắc xanh.
Nhóm bất động sản ghi nhận NVL +3,1% trong khi một NĐT đang có kế hoạch bán hơn 53 triệu cổ phiếu NVL. Nhóm cổ phiếu Vingroup giảm sau 2 phiên tăng trần VIC -1%, VHM -1,4% và VRE -1%. DXG +3%.
Cổ phiếu nông nghiệp nổi bật: DBC +2.6%, HAG +2% DCM +2.4% và VHC +2%.
Dòng dầu khí phục hồi: BSR +3,1% do crack spread đang có xu hướng tăng, PVD +1,5% và PVS +1%.
Trong phiên Khối ngoại mua ròng: +151tỷđồng.
Video livestream cập nhật dòng tiền ngày 12h10 hàng ngày trên Youtube
*Khuyến nghị trading phục thuộc nhiều vào diễn biến thị trường trong phiên, anh chị tham gia group tư vấn của Faviz để được hỗ trợ trực tiếp.
Tài chính quốc tế:
Hiện tượng bán tháo xuất hiện trên thị trường chứng khoán Mỹ sau khi tổ chức xếp hạng tín dụng Fitch Ratings hạ tín nhiệm nước này.
Theo đó, chỉ số Dow Jones Industrial Average giảm 348,16 điểm, tương đương 0,98%, xuống 35.282,52 điểm. Chỉ số S&P 500 mất 1,38% xuống 4.513,39 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm mạnh nhất với 2,17% xuống 13.972,45 điểm. Đây là phiên giảm điểm sâu nhất của chỉ số Nasdaq kể từ tháng 2/2023.
Chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương cũng giảm điểm sau quyết định của Fitch. Chứng khoán Hong Kong dẫn đầu đà giảm với chỉ số Hang Seng mất 2,47%. Theo ngay sau đó, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 2,3%. Chứng khoán Hàn Quốc đứt chuỗi tăng bốn phiên liên tiếp với chỉ số Kospi giảm 1,9%. Tại Australia, chỉ số S&P/ASX 200 giảm 1,29%. Cùng cung diễn biến tiêu cực, chỉ số Shanghai Composite, Shenzhen Component của chứng khoán Trung Quốc lần lượt giảm 0,89% và 0,35%.
Tintức:
Fitch Ratings vừa hạ đánh giá xếp hạng tín nhiệm của Mỹ từ AAA xuống AA+. “Những khúc mắc liên quan tới vấn đề trần nợ công liên tục lặp lại và chỉ được cứu vớt bởi một thỏa thuận vào phút chót làm xói mòn niềm tin của chúng tôi vào khả năng quản lý tài khóa của chính phủ Mỹ”, Fitch lý giải. “Theo quan điểm của Fitch, các tiêu chuẩn quản trị của chính phủ Mỹ liên tục đi xuống trong vòng 20 năm qua, nổi bật nhất là các vấn đề liên quan tới nợ công và chính sách tài khóa”, cơ quan này bổ sung.
Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) xóa bỏ đi những đồn đoán về khả năng cơ quan này bắt đầu thắt chặt tiền tệ. Theo đó, Phó Thống đốc Shinichi Ichida một lần nữa khẳng định quan điểm linh hoạt kiểm soát lợi suất trái phiếu chính phủ là thay đổi cần thiết để duy trì tính hiệu quả của chiến lược chính sách tiền tệ siêu nới lỏng.
Hoạt động sản xuất tại khu vực các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tăng trưởng với tốc độ chậm trong tháng 7 sau khi đi lùi trong ba tháng liên tiếp với chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của khu vực đạt 50,8 điểm. Góp phần vào thành quả này, hoạt động sản xuất công nghiệp được cải thiện tại 4/7 quốc gia thành viên, trong đó Indonesia đứng đầu với chỉ số PMI đạt 53,3 điểm, theo sau là Philippines, Myanmar, Thái Lan với lần lượt 51,9; 51,1 và 50,7 điểm. Ở chiều ngược lại, ba quốc gia ghi nhận số điểm dưới 50 (đồng nghĩa với xu hướng giảm) là Việt Nam, Singapore và Malaysia.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Hàn Quốc tăng 2,3% trong tháng 7 so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng thấp nhất kể từ tháng 6/2021 đồng thời thấp hơn dự báo tăng 2,4% của giới chuyên gia. Kết quả này đánh dấu tháng thứ năm liên tiếp lạm phát tại xứ sở kim chi suy yếu. Theo nội dung biên bản cuộc họp mới nhất của Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK), tất cả các thành viên đều ủng hộ phương án giữ nguyên lãi suất ở ngưỡng 3,5% trong khi “theo dõi sát sao các điều kiện kinh tế như lạm phát và tình hình ổn định tài chính”.
Thủ tướng Anh Rishi Sunak cho biết lạm phát tại xứ sở sương mù không suy yếu nhanh như kỳ vọng dù thừa nhận những tín hiệu tích cực đối với áp lực giá cả thời gian qua. Trong tháng 6, lạm phát tại Anh giảm xuống còn 7,9%. Ông cho biết chính phủ Anh phải đưa ra những quyết định khó khăn nhằm tiếp tục hạ nhiệt lạm phát dù mang lại tác động tiêu cực đối với bộ phận các doanh nghiệp nhỏ.
Theo công ty dịch vụ nhân sự ADP, kinh tế Mỹ có thêm 324.000 việc làm trong tháng 7, vượt qua dự báo 189.000 đơn vị của giới chuyên gia. Lĩnh vực nghỉ dưỡng, lưu trú đóng góp nhiều việc làm nhất do người dân đẩy mạnh chi tiêu dịch vụ. Tuy nhiên, cơ quan này cho biết tốc độ tăng trưởng tiền lương chậm lại trong tháng vừa qua.