Phiên giảm điểm bất ngờ của thị trường khi cổ phiếu VND bị bán sàn
06/07/2023 | 18:47
View: 5769
Chỉ số VNindex đã có phiên giảm điểm tương đối bất ngờ với thị trường giữa các thông tin về tình hình trái phiếu tại Trung Nam và VNDirect, việc chỉ số điều chỉnh giảm 8 điểm với giá trị giao dịch tăng lên 18k tỷ đã xác lập 1 nhịp điều chỉnh nhỏ của VNindex, tuy nhiên sự phân hoá vẫn đang diễn ra mạnh mẽ, theo đó nhà đầu tư vẫn có thể ưu tiên nắm giữ những cổ phiếu được dự báo có kết quả kinh doanh quý 2 tăng trưởng tốt, hoặc những cổ phiếu đã qua đáy chu kỳ và đang trên đà hồi phục.
VNINDEX chốt phiên 1,126.22 (-8.40 , -0.74%), tổng giá trị giao dịch đạt 17,364.9 tỷ đồng, tăng 8% so với phiên hôm qua. VN30 1,119.44 (-10.32 , -0.91%), tổng giá trị giao dịch đạt 6,211.7 tỷ đồng.
Nhóm chứng khoán trở thành tâm điểm khi các cổ phiếu phân hóa lớn: VCI +2.5%, SSI và HCM tăng nhẹ bất chấp thị trường giảm điểm. Mặt khác, VND giảm 7% với khối lượng giao dịch cao kỷ lục, gần 9% số cổ phiếu đang lưu hành.
Nhóm ngân hàng có STB giảm 3%, VPB giảm 2% và VIB -1,5% trong khi SSB +5% do ngân hàng đang đàm phán về việc nhà đầu tư chiến lược mua 20% cổ phần.
Các cổ phiếu bất động sản chịu ảnh hưởng gián tiếp từ tâm lý tiêu cực với thị trường khiến VHM -3%, NVL và VRE cùng giảm 2%, DXG NLG giảm 3,5% trong khi nhóm BĐS KCN phục hồi.
HPG (+0,2%) hôm nay công bố sản lượng tiêu thụ theo tháng cao nhất trong năm 2023 với 638 nghìn tấn (+2,6% so với tháng trước, - 2,1% so với cùng kỳ).
HVN (-7%) dư bán 550 nghìn cổ phiếu do cổ phiếu sẽ bị đưa vào diện bị giám sát hạn chế giao dịch từ ngày 12/7 do BCTC kiểm toán năm 2022.
Trong phiên Khối ngoại mua ròng: -394tỷđồng.
Video livestream cập nhật dòng tiền ngày 12h10 hàng ngày trên Youtube
*Khuyến nghị trading phục thuộc nhiều vào diễn biến thị trường trong phiên, anh chị tham gia group tư vấn của Faviz để được hỗ trợ trực tiếp.
Tài chính quốc tế:
Các chỉ số chính của chứng khoán Mỹ đồng loạt giảm điểm trước một số dữ liệu phản ánh sức nóng của thị trường lao động. Tăng dự báo về khả khả năng tăng lãi suất (Hình 2) của FED trong kỳ họp tháng 7 này. Chỉ số Dow Jones giảm -366,38 điểm, tương đương -1,07% về 33.922,26; chỉ số S&P 500 giảm -35,23 điểm tương đương với -0,79% về 4.411,59; chỉ số Nasdaq Composite giảm -112,61 tương đương -0,82% về 16.679,04.
Hình 2: Dự báo về khả năng tăng lãi suất tháng 7
Chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương đồng loạt giảm điểm sau khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) công bố biên bản cuộc họp tháng 6, qua đó tiếp tục khẳng định quyết tâm thắt chặt chính sách tiền tệ nhằm kéo giảm lạm phát. Chứng khoán Hong Kong giảm mạnh nhất khu vực với chỉ số Hang Seng mất3,02%. Xu hướng giảm điểm cũng được ghi nhận tại Trung Quốc với chỉ số Shanghai Composite giảm0,54% trong khi chỉ số Shenzhen Component thụt lùi 0,55%. Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 giảm 1,7%, mất mốc 33.000 điểm. Các chỉ số Kospi (Hàn Quốc), S&P/ASX 200 (Australia) cũng giảm lần lượt 0,88% và 1,27%.
Tin Tức:
Ngân hàng trung ương Malaysia giữ nguyên lãi suất qua đêm ở ngưỡng 3%, đồng nhất với dự báo của giới chuyên gia. Tuy nhiên, đây vẫn là mức lãi suất cao nhất kể từ tháng 11/2019. Cơ quan này cho biết lạm phát toàn phần tiếp tục xu hướng suy yếu, chạm ngưỡng 2,8% trong tháng 5. Trong khi đó, lạm phát lõi, không bao gồm chi phí năng lượng và thực phẩm, neo ở ngưỡng 3,5% trong cùng giai đoạn.
Thặng dư thương mại của Australia trong tháng 5 đạt 11,79 tỷ AUD (khoảng 8 tỷ USD), cao hơn kết quả 11,15 tỷ AUD ghi nhận một tháng trước đó. Con số thực tế đồng thời vượt dự báo 10,5 tỷ AUD của giới chuyên gia. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của xứ sở kangaroo tăng 2,5% trong cùng giai đoạn, góp phần đưa thặng dư thương mại đi lên bất chấp kim ngạch nhập khẩu tăng cao hơn với 4,4%.
Lorie Logan, Chủ tịch Fed Dallas đồng thời là thành viên có quyền biểu quyết trong Ủy ban thị trường mở liên bang cho biết bà và một số quan chức khác ủng hộ phương án tăng lãi suất trong kỳ họp tháng 6. Theo bà, đó là quyết định “hoàn toàn phù hợp” trong bối cảnh các dữ liệu kinh tế mạnh về nền kinh tế liên tục xuất hiện, tạo thêm dư địa để Ngân hàng trung ương Mỹ tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ. Dù quyết định cuối cùng là dừng tăng lãi suất, bà khuyến cáo Fed cần ngay lập tức quay trở lại lộ trình thắt chặt trong kỳ họp tháng 7.
Số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp tại Mỹ đạt 248.000 đơn vị trong tuần kết thúc vào ngày 1/7, theo dữ liệu từ Bộ Lao động. Con số trên vượt dự báo 245.000 đơn vị của giới chuyên gia, đồng thời cao hơn số lượng 236.000 đơn vị của tuần liền trước đó.
Ở một diễn biến khác, theo kết quả thống kê của tập đoàn nhân sự ADP, kinh tế Mỹ có thêm 479.000 việc làm trong lĩnh vực tư nhân trong tháng 6, cao hơn con số 267.000 đơn vị của tháng 5 đồng thời cao gấp hơn hai lần dự báo 228.000 đơn vị của giới chuyên gia.
Những dữ liệu kể trên góp phần thể hiện sức nóng của thị trường lao động, tiền đề để Fed tiếp tục tăng lãi suất trong các kỳ họp tới.
Số lượng đơn hàng công nghiệp tại Đức tăng cao hơn dự báo trong tháng 5, chủ yếu trong các lĩnh vực sản xuất xe hơi và các phương tiện cơ giới khác. Cụ thể, chỉ số trên tăng 6,4%, nhờ vào mức tăng 8,5% đơn hàng sản xuất ôtô trong cùng giai đoạn. Ấn tượng nhất, số lượng đơn hàng sản xuất các phương tiện cơ giới khác như tàu thủy tăng tới 137%. Chỉ số này trong tháng 4 cũng được điều chỉnh tăng 0,2% thay vì giảm 0,4% như số liệu sơ bộ công bố trước đó.
Lợi nhuận ròng của hãng hàng không Qatar Airways giảm khoảng 20% xuống 1,2 tỷ USD trong năm 2022. Lợi nhuận sụt giảm bất chấp doanh thu tăng tới 45% lên 21 tỷ USD nhờ World Cup. Chỉ tính trong giai đoạn diễn ra ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh, hãng hàng không này đưa tổng tộng 1,4 triệu người hâm mộ đến với Doha. Trong năm 2022, Qatar Airways phục vụ 31,7 triệu hành khách, tăng 71% so với năm 2021.
Chính phủ Canada đình chỉ hoạt động quảng cáo trên hai mạng xã hội Facebook và Instagram sau khi Meta dừng cung cấp các nội dung tin tức qua các nền tảng nói trên. Hành vi trên nhằm trả đũa bộ luật được Canada thông qua hồi tháng 6, qua đó buộc các nền tảng mạng xã hội phải trả phí cho đơn vị sản xuất thông tin.