Trước giờ giao dịch: VNindex tăng điểm trở lại sau 2 phiên điều chỉnh nhẹ
23/07/2023 | 12:40
View: 9310
VNindex tăng điểm trở lại sau 2 phiên điều chỉnh nhẹ, đà tăng duy trì mạnh mẽ ở tất cả các nhóm ngành giúp chỉ số đóng cửa ở mức 1185 điểm, dòng tiền lan toả ở hầu hết các phân lớp cổ phiếu, theo đó mốc kháng cự 1200 điểm sẽ sớm được chinh phục ngay trong tuần này.
Nhà đầu tư đã giữ vững tâm lý tích cực trong ngày hợp đồng tương lai đáo hạn, với 18,869 tỷ đồng được giao dịch trong phiên thứ Sáu (+23% so với hôm trước). VNIndex đóng cửa tại mức điểm cao nhất trong ngày đạt 1,185.9 (+13.09, +1.12%). VN30 đóng cửa ở mức 1,186.6 điểm (+18.34, +1.57%), thanh khoản đạt mức 6,100 tỷ đồng.
Nhóm Bất động sản dẫn đầu với PDR +7%, DIG +7%, DXG +3.5%, KDH và NLG đều +2% trong khi VHM +2% và VRE +1.2%. Phân khúc BĐS KCN nổi bật là KBC +6% với kỳ vọng KQKD quý 2 khả quan.
Nhóm ngân hàng cũng đóng góp vào đà tăng với STB +3%, trong khi VPB +2%, TCB, HDB, MBB đều tăng 1%.
Nhóm chứng khoán có: VND +4%, SSI +3% sau khi các công ty chứng khoán công bố kết quả quý 2 khả quan nhờ doanh thu tăng, dư nợ ký quỹ và lợi nhuận từ phí giao dịch tốt.
Nhóm bán lẻ nổi bật hôm nay với MWG và DGW đều đóng cửa tăng trần. Nông nghiệp cũng tăng đáng kể với DBC +5% và LTG +5%.
Cổ phiếu ngành thép cũng chung đà tăng với HSG +4%, NKG +3% và HPG tăng nhẹ.
Trong phiên Khối ngoại mua ròng: +173tỷđồng.
Video livestream cập nhật dòng tiền ngày 12h10 hàng ngày trên Youtube
*Khuyến nghị trading phục thuộc nhiều vào diễn biến thị trường trong phiên, anh chị tham gia group tư vấn của Faviz để được hỗ trợ trực tiếp.
Tài chính quốc tế:
🇺🇸 Chứng khoán Mỹ diễn biến trái chiều trong phiên giao dịch cuối tuần sau khi có thêm một số doanh nghiệp báo cáo kết quả kinh doanh quý II. Theo đó, chỉ số Dow Jones Industrial Average tăng 2,51 điểm, tương đương 0,01%, lên 35.227,69 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 0,03% lên 4.536,34 điểm. Ở chiều ngược lại, chỉ số Nasdaq Composite giảm 0,22% xuống 14.032,81 điểm.
🌏 Chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương diễn biến trái chiều trong phiên giao dịch cuối tuần. Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,57% trước thềm ngân hàng trung ương nước này nhóm họp vào tuần tới. Còn tại Australia, diễn biến tiêu cực của nhóm cổ phiếu dịch vụ công nghệ kéo tụt chỉ số S&P/ASX 200 0,15%. Cùng chung diễn biến giảm, các chỉ số Shenzhen Component, Shanghai Composite của chứng khoán Trung Quốc cùng “đi lùi” 0,056%. Ở chiều ngược lại, chỉ số Kospi của Hàn Quốc tăng 0,37% trong khi chỉ số Hang Seng (Hong Kong) có thêm 147,24 điểm, tương đương 0,78%.
Tintức:
🇰🇷 Chỉ số giá sản xuất (PPI) của Hàn Quốc giảm 0,2% trong tháng 6 so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn mức tăng 0,5% của tháng 5 đồng thời là tháng “thụt lùi” đầu tiên sau hai năm rưỡi. Chỉ số này đo lường mức giá hàng hóa và dịch vụ trung bình mà các nhà sản xuất phải chi trả trên thị trường bán buôn. Nếu tính vắt thắng, PPI cũng giảm 0,2% so với tháng trước đó. Trong tháng 6, giá than và xăng giảm 3,7% trong khi giá nông sản cũng giảm 1,3%.
🇯🇵 Lạm phát lõi (không bao gồm chi phí thực phẩm tươi sống) của Nhật Bản tăng 3,3% trong tháng 6 so với cùng kỳ năm ngoái, đồng nhất với dự báo của giới chuyên gia nhưng nhanh hơn mức tăng 3,2% ghi nhận vào tháng 5. Trong khi đó, lạm phát toàn phần tại xứ sở mặt trời mọc cũng tăng 3,3% trong tháng vừa qua. Đây là tháng thứ 15 liên tiếp các chỉ số lạm phát nằm trên mục tiêu 2% của Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ). Tuy nhiên, Thống đốc Kazuo Ueda cho biết cơ quan này sẽ vẫn duy trì chính sách tiền tệ siêu nới lỏng ở thời điểm hiện tại.
🇭🇰 Chỉ số giá tiêu dùng của Hong Kong (Trung Quốc) tăng 1,9% trong tháng 6, đánh dấu tháng suy yếu thứ hai liên tiếp. Góp phần vào mức tăng tháng vừa qua, giá đồ uống có cồn và thuốc lá tăng mạnh nhất với 18,7%. Theo sau, giá điện, khí đốt và nước ghi nhận mức tăng 13,3%. Ở chiều ngược lại, chi phí hàng hóa lâu bền giảm 3,7% trong cùng giai đoạn.
🇬🇧 Doanh số bán lẻ của Vương quốc Anh tăng nhanh hơn dự báo trong tháng 6 bất chấp lạm phát neo cao. Cụ thể, chỉ số này tăng 0,7% so với tháng 5, vượt kỳ vọng tăng 0,2% của giới chuyên gia, theo dữ liệu từ Văn phòng thống kê quốc gia (ONS). So với cùng kỳ năm ngoái, chỉ số này giảm 1% nhưng chậm hơn dự báo giảm 1,5%. ONS cho biết giá năng lượng giảm góp phần giúp người dân gia tăng thu nhập khả dụng. Thời tiết nắng nóng cũng khiến người dân đẩy mạnh chi tiêu hơn. Ngoài thực phẩm, doanh số của các cửa hàng tạp hóa và nội thất cũng tăng mạnh trong tháng vừa qua.
🇨🇳 Chính quyền Trung Quốc thống báo một số giải pháp nhằm thúc đẩy doanh số ô tô và đồ điện tử trong nước, nhằm mục tiêu góp phần cải thiện đà phục hồi của nền kinh tế. Theo đó, các địa phương được khuyến khích nâng hạn ngạch mua xe hàng nằm đồng thời đẩy mạnh các biện pháp kích cầu thị trường xe đã qua sử dụng. Khi đà tăng trưởng dần chậm lại, các nhà hoạch định chính sách chỉ rõ thị trường xe hơi là một trong những “đòn bẩy” chính nhằm khôi phục xung lực. Trong tháng 6, chính phủ Trung Quốc quyết định hoãn thuế đối với khách hàng mua xe mới tới năm 2027. Tuy nhiên, nhu cầu nội địa vẫn yếu trong khi các doanh nghiệp phải chạy đua cạnh tranh giá với Tesla.
🇷🇺 Ngân hàng trung ương Nga (CBR) tăng lãi suất 1% lên 8,5%, cao hơn dự báo tăng 0,5% của giới chuyên gia. Theo CBR, quyết định tăng lãi suất tới từ thực tế lạm phát neo cao hơn ngưỡng mục tiêu 4%. Áp lực giá cả tại xứ sở bạch dương gia tăng khi nhu cầu nội địa ghi nhận tốc độ đi lên cao hơn lực cung; đồng ruble suy yếu và tình trạng thiếu hụt người lao động. Trước đó, mức lãi suất 7,5% được duy trì từ tháng 9/2022.