Trước giờ giao dịch: Cổ phiếu vốn hóa lớn tăng điểm, VN30 vượt qua VNindex.

Trước giờ giao dịch: Cổ phiếu vốn hóa lớn tăng điểm, VN30 vượt qua VNindex.

24/07/2023 | 21:03 View: 4561

 

VNindex tăng điểm phiên thứ 2 đóng cửa ở mức 1190 điểm, hôm nay tiếp tục là một phiên giao dịch điều chỉnh ngay trong phiên, dòng tiền đang có xu hướng dịch chuyển qua nhóm VN30 khi chỉ số VN30 đóng cửa ở mức 1193 điểm, phiên thứ 2 liên tiếp cao hơn VNindex, theo đó nhóm cổ phiếu Bluechip sẽ dẫn dắt đà tăng của VNindex vượt kháng cự 1200 điểm.

VNIndex mở đầu tuần tích cực khi đóng cửa ở mức 1,190.72 điểm (+4.82, +0.41%) với GTGD xấp xỉ phiên trước đạt 18,688 tỷ đồng. VN30 gia tăng khoảng cách với VNIndex, khi đóng cửa ở mức 1,193.14 điểm (+6.54, +0.55%), thanh khoản đạt 6,492 tỷ đồng.

  • Thị trường mở cửa tăng mạnh mẽ với tất cả các ngành trong đó tâm điểm là ngành gạo với LTG +8%, TAR +10% sau khi Ấn Độ tuyên bố cấm xuất khẩu gạo, đẩy giá của các loại gạo chính lên mức cao kỷ lục năm 2021 bao gồm gạo trắng của Thái Lan, Ấn Độ và Việt Nam.
  • Nhóm bất động sản nổi bật là thương vụ M&A của công ty Gamuda mua lại quỹ đất sạch tại Thành phố Thủ Đức từ một công ty tư nhân, theo tìm hiểu của chúng tôi, giá bán ước tính mà Gamuda dự định đưa ra là ở mức từ 4.000 USD đến 7.000 USD, do đó giá mua lại của họ cũng có thể sẽ ở mức cao hơn. NVL dự án gần khu đất này nhất đã tăng trần, lượng giao dịch gần như chiếm 5% số lượng cổ phiếu đang lưu hành, khối lượng giao dịch cao thứ 3 từ trước đến nay đối với NVL.
  • Nhóm đầu tư công cũng tăng điểm đặc biệt là các công ty liên quan đến việc thi công sân bay quốc tế Long Thành như VCG +7% trong khi CTD -7% có thể là tín hiệu cho thấy công ty đã giành được gói đấu thầu thi công.
  • Nhóm ngân hàng không có nhiều biến động ngoại trừ SHB +3% trong khi VIB +2% và VPB +2% phát hành riêng lẻ cho SMBC đang hoàn thiện thủ tục giấy tờ.
  • Riêng mảng bán lẻ MWG +4% trong khi FRT DGW PNJ đóng cửa trong sắc đỏ.

Trong phiên Khối ngoại bán ròng: -326 tỷ đồng.

 

 

Video livestream cập nhật dòng tiền ngày 12h10 hàng ngày trên Youtube

 

*Khuyến nghị trading phục thuộc nhiều vào diễn biến thị trường trong phiên, anh chị tham gia group tư vấn của Faviz để được hỗ trợ trực tiếp.

Tài chính quốc tế:

🇺🇸 Chứng khoán Mỹ khởi đầu tuần giao dịch mới đầy tích cực trước thềm báo cáo kết quả kinh doanh của nhiều doanh nghiệp đáng chú ý cũng như quyết định chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) được công bố. 

Theo đó, chỉ số Dow Jones Industrial Average tăng 183,55 điểm, tương đương 0,55%, lên 35.411,24 điểm. Đây là phiên tăng thứ 11 liên tiếp của chỉ số này, chuỗi tăng dài nhất kể từ tháng 8/2017. Chỉ số S&P 500 cũng tăng 0,4% lên 4.554,64 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite có thêm 0,19% lên 14.058,87 điểm.

🌏 Chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương diễn biến trái chiều đầu tuần sau khi một số dữ liệu hoạt động kinh tế khu vực được công bố. Chứng khoán Hong Kong dẫn đầu trong các thị trường giảm điểm với chỉ số Hang Seng mất 2,13%. Cùng chung đà giảm điểm, chỉ số Shanghai Composite và Shenzhen Component của chứng khoán Trung Quốc lần lượt “đi lùi” 0,11% và 0,58%. Tại Australia, chỉ số S&P/ASX 200 cũng giảm 0,1%. Ở chiều ngược lại, chỉ số Nikkei 225 của chứng khoán Nhật Bản tăng 1,23% khi khi hoạt động kinh doanh nối dài đà tăng trưởng. Còn tại Hàn Quốc, chỉ số Kospi tăng phiên thứ ba liên tiếp với 0,72%.

Tin tức:

🇸🇬 Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Singapore tăng 4,5% trong tháng 6 so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng chậm nhất kể từ tháng 2/2022. Con số thực tế đồng thời thấp hơn dự báo tăng 4,55% của giới chuyên gia và mức tăng 5,1% của tháng trước đó. Lạm phát lõi (không bao gồm chi phí nhà ở và giao thông) cũng suy yếu từ 4,7% trong tháng 5 xuống còn 4,2%. 

 

🇲🇾 Trong khi đó, lạm phát của Malaysia nối dài đà suy yếu sang tháng thứ tư liên tiếp còn 2,4% trong tháng 6, thấp kết trong hơn một năm trở lại đây. Theo cơ quan thống kê nước này, đà tăng chi phí ăn uống, lưu trí, thực phẩm và đồ uống không cồn góp phần hình thành nên mức tăng áp lực giá cả trong tháng vừa qua. 

 

🇯🇵 Hoạt động kinh doanh tại Nhật Bản tăng tháng thứ bảy liên tiếp, theo kết quả thống kê sơ bộ của ngân hàng Au Jibun. Cụ thể, chỉ số nhà quản trị mua hàng tổng hợp (Composite PMI) mà ngân hàng này công bố cho tháng 7 đạt 52,1 điểm, không thay đổi so với tháng trước đó. Điểm số PMI lĩnh vực sản xuất giảm từ 54 điểm vào tháng 6 xuống còn 53,9 điểm, trong khi đó, PMI lĩnh vực sản xuất giảm 0,5 điểm xuống còn 49,4 điểm. 

 

🇦🇺 Còn theo báo cáo của Juno Bank, chỉ số PMI tổng hợp của Australia giảm từ 50,1 điểm trong tháng 6 xuống 48,3 điểm vào tháng 7. Đây là tháng đầu tiên chỉ số này giảm xuống dưới ngưỡng trung lập 50 điểm do hoạt động dịch vụ sụt giảm mạnh với PMI giảm từ 50,1 xuống 48 điểm. 

 

🇪🇺 Tình cảnh tương tự cũng diễn ra tại khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone). Theo đó, chỉ số PMI tổng hợp HCOB của khu vực này giảm xuống ngưỡng thấp nhất 8 tháng với 48,9 điểm do hoạt động dịch vụ và sản xuất đều đi xuống trong tháng vừa qua. Dữ liệu trên góp phần kéo tăng kỳ vọng Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) dừng tăng lãi suất trong kỳ họp tuần này. 

 

🇬🇧 Hoạt động kinh tế tại Anh tăng trưởng chậm lại trong tháng 7 khi người dân thắt chặt chi tiêu và các doanh nghiệp cắt giảm sản xuất trước ảnh hưởng từ quá trình thắt chặt chính sách tiền tệ. Theo đó, chỉ số PMI sơ bộ lĩnh vực sản xuất giảm xuống 51,3 điểm trong tháng 7, thấp nhất bảy tháng. Kết quả trên góp phần kéo giảm chỉ số PMI tổng hợp từ 52,8 điểm xuống 50,7 điểm trong tháng vừa qua, thấp nhất kể từ tháng 12/2022. 

 

 

Takido - Chí Hiếu Faviz - Phúc Hiển.

v

 

Tags:

 
TRẢI NGHIỆM MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CỦA FAVIZ NGAY HÔM NAY
Đăng ký trải nghiệm