Trước giờ giao dịch: Tâm lý giằng co ở mốc 1200 điểm
25/07/2023 | 16:31
View: 4857
VNindex tăng điểm phiên thứ hai liên tiếp đóng cửa ở mức 1195, trong phiên thị trường đã tưởng chừng chinh phục được mốc kháng cự 1200 nhưng áp lực bán gia tăng khiến chỉ số phải thoái lui, nhóm cổ phiếu ngân hàng là tâm điểm thu hút dòng tiền và cũng là nhóm kéo chỉ số chính, dự kiến trong những phiên tới Vnindex sẽ tiếp tục tích luỹ dưới 1200 điểm trước khi đột phá và vượt qua kháng cự quan trọng này
Thị trường giằng co khi tiến sát về ngưỡng kháng cự mạnh 1,200 điểm. VNIndex đóng cửa ở mức 1,195.9 điểm (+5.18, +0.44%), thanh khoản đạt 18,592 tỷ đồng. VN30 đóng cửa ở mức 1,198.01 (+4.87, +0.41%), thanh khoản đạt 7,007 tỷ đồng.
Cổ phiếu các ngân hàng dẫn đầu thị trường với VCB +3,5% vào ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 18,1%, TCB +3% sau khi công bố kết quả kinh doanh quý 2 và OCB +3,5%, TPB +2%.
Nhóm bất động sản với VRE +2% trong khi VHM, VIC cùng giảm 1%. Các cổ phiếu BĐS KCN cũng chung đà giảm VGC -2%, KBC -1% và PHR -1%.
Các cổ phiếu ngành hàng tiêu dùng thiết yếu vượt trội với SAB +2%, VNM +1%, trong khi MSN -1% kém tích cực.
Trong phiên Khối ngoại mua ròng: +46tỷđồng.
Video livestream cập nhật dòng tiền ngày 12h10 hàng ngày trên Youtube
*Khuyến nghị trading phục thuộc nhiều vào diễn biến thị trường trong phiên, anh chị tham gia group tư vấn của Faviz để được hỗ trợ trực tiếp.
Tài chính quốc tế:
🇺🇸 Đà tăng của chỉ số Dow Jones vẫn chưa dừng lại khi mùa báo cáo kết quả kinh doanh đón nhận thêm một số tín hiệu tích cực.
Theo đó, chỉ số này tăng 25,83 điểm, tương đương 0,08%, lên 35.438,07 điểm. Đây là phiên thứ 12 liên tiếp chỉ số này giữ được sắc xanh, dài nhất kể từ tháng 2/2017. Chỉ số S&P 500 có thêm 0,28% lên 4.567,46 điểm trong khi chỉ số Nasdaq Composite dẫn đầu đà tăng với 0,61% lên 14.144,46 điểm.
🌏 Chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương phần lớn tăng điểm sau khi Bộ Chính trị Trung Quốc cam kết tung ra các chính sách hỗ trợ kịp thời nhằm hỗ trợ nền kinh tế. Chứng khoán Hong Kong dẫn đầu khu vực với chỉ số Hang Seng tăng 4,1%; chỉ số Hang Seng Tech tăng trên 6%. Tại Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composite tăng 2,13% lên 3.231,52 điểm, mức tăng mạnh nhất trong một phiên giao dịch kể từ tháng 2/2023. Trong khi đó, chỉ số Shenzhen Component có thêm 2,55%. Cùng chung diễn biến tích cực, chỉ số Kospi (Hàn Quốc), S&P/ASX 200 (Australia) tăng lần lượt 0,3% và 0,46%. Ở chiều ngược lại, chỉ số Nikkei 225 của chứng khoán Nhật Bản giảm 0,06%.
Tintức:
🇰🇷 Kinh tế Hàn Quốc tăng trưởng 0,9% trong quý II so với cùng kỳ năm ngoái, theo kết quả vừa được chính phủ nước này công bố sáng 25/7. Con số thực tế tương đồng với mức tăng trong quý I nhưng cao hơn dự báo tăng 0,8% của giới chuyên gia. So với giai đoạn trước đó, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của xứ sở kim chi cao hơn 0,6%, mức tăng vắt quý cao nhất trong vòng một năm trở lại đây.
🇺🇸 Chỉ số đo lường niềm tin tiêu dùng người dân Mỹ của Conference Board tăng lên ngưỡng 117 điểm vào tháng 7, cao nhất kể từ tháng 7/2021 trong bối cảnh áp lực giá cả suy yếu. Con số thực tế đồng thời cao hơn dự báo 111,8 điểm của giới chuyên gia. “Dù lãi suất tăng cao, niềm tin của người tiêu dùng được cải thiện phản ánh thực tế lạm phát suy yếu trong khi thị trường lao động tiếp tục nóng”, tổ chức này cho biết. Tuy nhiên, Conference Board dự báo kinh tế Mỹ sẽ rơi vào suy thoái trước khi năm 2023 khép lại.
🇪🇺 Theo thống kê từ hệ thống ngân hàng, nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp tại khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) sụt giảm mạnh xuống ngưỡng thấp nhất 20 năm. Kết quả trên làm gia tăng hy vọng Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) có thể dừng tăng suất trong kỳ họp sắp tới. Phần lớn ngân hàng tham gia khảo sát cho biết họ đã thắt chặt các điều kiện tín dụng trong quý II do lãi suất cao và nhu cầu vốn đầu tư thấp. Tình trạng này được dự báo tiếp diễn trong quý III nhưng với tốc độ giảm chậm hơn.
🌾 Giá lúa mì tương lai giao dịch trên sàn Chicago tăng gần 3%, chạm ngưỡng 7,7725 USD/giạ, mức giá cao nhất kể từ giữa tháng 2/2023. Giá lúa mì chạm đỉnh lịch sử hồi đầu năm nay, hệ quả từ cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine do hai nước này đóng góp tới 30% khối lượng lúa mì giao dịch toàn cầu. Sau giai đoạn sụt giảm do các bên liên quan tham gia Sáng kiến ngũ cốc biển Đen, giá mặt hàng này gần đây liên tục gia tăng do chính Nga đơn phương rút khỏi thỏa thuận này.
🌍 Liên minh châu Âu (EU) đang thảo luận các phương án tìm kiếm kênh xuất khẩu thay thế đối với mặt hàng ngũ cốc của Ukraine sau khi Nga rút khỏi Sáng kiến ngũ cốc biển Đen hồi tuần trước. Các Bộ trưởng Nông nghiệp quốc gia thành viên hiện đang nhóm họp tại Brussels nhằm tìm cách gia tăng công suất vận tải ngũ cốc từ Ukraine ra ngoài thế giới bằng đường bộ và đường sông thông qua khu vực này, Luis Planchas, Bộ trưởng Nông nghiệp Tây Ban Nha, chủ tọa phiên họp, cho biết. Trong đó, Lithuania đề xuất đẩy mạnh xuất khẩu ngũ cốc Ukraine qua các cảng thuộc nước này. Tuy nhiên, Planchas cảnh báo “chi phí vận chuyển sẽ cao hơn nhiều so với kênh truyền thống qua biển Đen”.
️🛒 Công ty hàng tiêu dùng hàng đầu thế giới Unilever ghi nhận tăng trưởng doanh thu cao hơn dự báo trong nửa đầu năm 2023 do lạm phát. Tuy nhiên, doanh số lại không tỷ lệ thuận với doanh thu khi túi tiền của người dân “teo nhỏ” lại. Doanh nghiệp này nhận định “lạm phát đã chạm đỉnh” khi tốc độ tăng giá cả hàng hóa bán ra trong 6 tháng đầu năm nay chỉ đạt 9,4%, thấp hơn mức tăng 13,3% của quý liền trước đó.