Trước giờ giao dịch: Dòng tiền chốt lời, Index test lại hỗ trợ 1200.
01/08/2023 | 15:48
View: 3487
VNindex có phiên điều chỉnh đầu tiên sau chuỗi tăng nóng từ khi vượt kháng cự 1200 điểm, dòng tiền chốt lời trên diện rộng tạo áp lực lên chỉ số, VIC là điểm sáng duy nhất giúp VNindex không điều chỉnh quá sâu, dự kiến trong những phiên tới áp lực điều chỉnh theo quán tính sẽ đẩy VNindex về lại vùng hỗ trợ mạnh 1200-1210 điểm.
VNIndex đóng cửa ở mức thấp nhất trong ngày tại 1,217.56 điểm (-0,44%) do áp lực chốt lời trong phiên chiều. Thanh khoản đạt thêm 24,938 tỷ đồng ngày hôm nay (+10% so với hôm qua).
Nhóm ngân hàng BID +2%, CTG +1% và VCB giảm nhẹ.
Nhóm chứng khoán giảm mạnh với VND -4%, VCI, SSI và HCM -3%.
Cổ phiếu bất động sản tăng thông qua VIC +7% phiên thứ 2 liên tiếp trong khi các mã còn lại giảm bao gồm NVL -6%, VRE -2%. DXG và NLG giảm 5% và KDH -4%.
Gói thầu thi công thuộc dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành công bố liên danh VCG, CC1 và PHC trúng thầu giúp 3 cổ phiếu này tăng trần, trong khi liên danh trúng thầu khác gồm CTD -7% và HBC -5,6%.
Trong phiên Khối ngoại bán ròng: -286 tỷđồng.
Video livestream cập nhật dòng tiền ngày 12h10 hàng ngày trên Youtube
*Khuyến nghị trading phục thuộc nhiều vào diễn biến thị trường trong phiên, anh chị tham gia group tư vấn của Faviz để được hỗ trợ trực tiếp.
Tài chính quốc tế:
Các chỉ số chính của chứng khoán Mỹ diễn biến trái chiều trong phiên giao dịch đầu tiên của tháng 8.
Theo đó, chỉ số Dow Jones Industrial Average tăng 71,15 điểm, tương đương 0,2%, lên 35.630,68 điểm. Ở chiều ngược lại, chỉ số S&P 500 giảm 0,27% xuống 4.576,73 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 0,43% xuống 14.283,91 điểm.
Trước đó, tất cả các chỉ số đều nằm trong xu hướng tăng điểm thời qua với S&P 500 và Nasdaq có tháng tăng thứ năm liên tiếp. Nhà đầu tư gia tăng lạc quan Cục Dự trữ liên bang (Fed) có thể hướng nền kinh tế tới một cuộc “hạ cánh mềm” khi thành công kiểm soát lạm phát nhưng không gây ra quá nhiều xáo trộn đối với tăng trưởng
Chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương diễn biến trái chiều trong phiên giao dịch đầu tiên của tháng 8. Chỉ số Nikkei 225 của chứng khoán Nhật Bản ghi nhận mức tăng 0,92% lên 33.476, 58 điểm, đỉnh mới sau 33 năm. Cùng chung diễn biến tích cực chỉ số Kospi (Hàn Quốc) tăng 1,31%; chỉ số S&P/ASX 200 tăng 0,54%. Ở chiều ngược lại, chứng khoán Trung Quốc sụt giảm khi hoạt động sản xuất tại nước này tiếp tục sụt giảm, theo kết quả một khảo sát tư nhân. Chỉ số Hang Seng (Hong Kong) giảm 0,34%.
Tintức:
Theo khảo sát Caixin của S&P Global, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) lĩnh vực sản xuất tại Trung Quốc giảm từ 50,3 điểm trong tháng 6 xuống còn 49,2 điểm trong tháng 7, lần đầu tiên thấp hơn mốc trung lập 50 điểm kể từ tháng 4/2023. Trước đó một ngày, chỉ số PMI chính thống cũng phản ánh thực tế hoạt động sản xuất tại nền kinh tế số hai thế giới sụt giảm trong tháng vừa qua, nối dài đà suy giảm sang tháng thứ tư liên tiếp.
Cũng theo S&P Global, hoạt động sản xuất tại Hàn Quốc sụt giảm tháng thứ 13 liên tiếp với chỉ số PMI đạt 49,4 điểm trong tháng 7. Tuy nhiên, đây là mức điểm cao nhất trong vòng khoảng một năm qua do hoạt động xuất khẩu được mở rộng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp tại xứ sở kim chi cũng đẩy mạnh tuyển dụng tháng thứ ba liên tiếp. Chi phí đầu vào sụt giảm lần đầu tiên sau hơn ba năm nhưng với mức giảm nhanh nhất kể từ tháng 7/2017. Đây có thể coi là những tín hiệu tích cực đối với nền kinh tế nước này.
Tỷ lệ thất nghiệp tại Nhật Bản giảm xuống 2,5% trong tháng 6, thấp hơn 0,1% so với tháng trước đó và đồng nhất với dự báo của giới chuyên gia. Tỷ lệ số lượng việc làm trống/người tìm việc hiện ở ngưỡng 1,3 trong cùng giai đoạn, đồng nghĩa với mỗi người tìm việc có 1,3 cơ hội việc làm.
Ở một diễn biến khác, tỷ lệ thất nghiệp tại khu vực sử dụng đồng euro giảm xuống ngưỡng 6,4%, thấp nhất trong lịch sử. Số lượng người thất nghiệp tại khu vực này giảm 62.000 đơn vị xuống 10,8 triệu người. Thị trường việc làm tại Eurozone được dự báo tiếp tục được cải thiện trong tháng 7 khi Đức ghi nhận số lượng người thất nghiệp sụt giảm tháng vừa qua.
Giá nhà tại Anh sụt giảm với tốc độ nhanh nhất trong khoảng 14 năm, theo thống kê của Hiệp hội Xây dựng quốc gia Nationwide. Cụ thể, giá trị nhà ở tại xứ sở sương mù giảm 0,2% trong tháng 7 so với tháng trước đó và 3,8% so với cùng kỳ năm ngoái, mạnh nhất kể từ năm 2009. Giá nhà trung bình tại quốc gia này hiện chỉ còn 260.828 bảng.
Doanh số nhà mới tại Trung Quốc ghi nhận mức giảm vắt năm lớn nhất trong tháng 7, theo dữ liệu thu thập từ 100 công ty bất động sản lớn nhất nước này. Cụ thể, chỉ số trên giảm 33,1% so với tháng 7/2022 xuống 350,4 tỷ nhân dân tệ (48,9 tỷ USD). Thị trường bất động sản Trung Quốc chịu tác động nặng nền từ một loạt vụ vỡ nợ của các doanh nghiệp hoạt động trong ngành này. Bên cạnh đó, người dân cũng hạn chế mua nhà trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế chậm lại.