Trước giờ giao dịch: 1250 sẽ sớm được thử thách trong tuần giao dịch sau kì nghỉ lễ.
31/08/2023 | 15:39
View: 4319
VNindex tăng điểm phiên thứ 3 liên tiếp và tăng điểm mạnh trước kì nghỉ lễ, chỉ số lên mức 1224 điểm , dòng tiền lan toả đều tất cả các nhóm ngành với thanh khoản tiếp tục duy trì ở mức tích cực quanh 20k tỷ, đà tăng duy trì mạnh mẽ vì vậy dự kiến kháng cự 1250 sẽ sớm được thử thách trong tuần giao dịch sau kì nghỉ lễ, theo đó nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu cao trong danh mục
VNIndex khép lại một tháng giao dịch tích cực tại 1,224.05 (+0.9%) với GTGD đạt 19,754 tỷ đồng (+3% so với ngày thứ 4), thị trường đi ngang trong tháng 8 nhưng phục hồi mạnh khi tăng 70 điểm trong 2 tuần cuối. Tâm lý thị trường tích cực với tin Tổng thống Joe Biden xác nhận chuyến thăm Việt Nam, điều này góp phần thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước. Bên cạnh đó, những diễn biến tích cực từ hội nghị của SSC về việc nâng cấp Việt Nam lên thị trường mới nổi với kỳ vọng hệ thống KRX sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm nay cũng củng cố giúp tâm lý NĐT.
NĐT nước ngoài đã tích cực mua tổng giá trị 920 tỷ đồng trong 2 ngày qua, khối lượng mua vào trong phiên thứ 5 chủ yếu từ việc tái cơ cấu của quỹ iShares MSCI vào phiên đóng cửa.
Về dòng vốn nước ngoài, chúng tôi kỳ vọng biến động ngắn hạn sẽ tích cực hơn khi Vaneck, FTSE và Fubon (tổng giá trị tài sản quản lý đạt gần 2 tỷ USD) thực hiện tái cơ cấu vào giữa tháng 9.
Nổi bật trong nhóm cổ phiếu logistics là GMD +7% nhờ thông tin giá dịch vụ hàng hóa tăng, ước tính tiềm năng tăng giá cổ phiếu có thể đạt 20-30%. Dòng vốn ngoại cũng tích cực đổ vào GMD, trong khi tổng khối lượng NĐT NN có thể mua vào chỉ còn 600 nghìn cổ phiếu.
Trong phiên cuối tuần Khối ngoại mua ròng: +505 tỷ đồng.
Video livestream cập nhật dòng tiền ngày 12h10 hàng ngày trên Youtube
*Khuyến nghị trading phục thuộc nhiều vào diễn biến thị trường trong phiên, anh chị tham gia group tư vấn của Faviz để được hỗ trợ trực tiếp.
Tài chính quốc tế:
Thị trường chứng khoán Mỹ đóng cửa nghỉ lễ Lao động phiên 4/9. Các chỉ số có nhịp tăng mạnh trong thời gian thị trường chứng khoán Việt Nam nghỉ lễ. Các phiên tăng mạnh cuối tháng 8 đã giúp phục hồi các chỉ số thị trường Mỹ, nhưng vẫn là 1 tháng ghi nhận giảm điểm ở thị trường này.
Hai chỉ số giá dầu chính của thế giới tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầu tuần trước kỳ vọng OPEC+ tiếp tục thắt chặt nguồn cung mặt hàng này trong thời gian tới.
Cụ thể, giá dầu Brent tương lai giao tháng 11 tăng 0,45 USD lên 89 USD/thùng. Giá dầu WTI có thêm 0,4 USD, lên 85,95 USD/thùng.
Saudi Arabia là quốc gia đi tiên phong trong nỗ lực hỗ trợ giá dầu thông qua các quyết định cắt giảm sản lượng tự nguyễn cũng như theo thỏa thuận chung của OPEC+. Quốc gia này được dự báo sẽ tiếp tục duy trì kế hoạch cắt giảm sản lượng tự nguyện 1 triệu thùng/ngày trong tháng 10 tới.
Trong khi đó, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho biết Moscow đã đạt được đồng thuận với nhiều thành viên OPEC+ khác về kế hoạch cắt giảm sản lượng trong tháng 10/2023.
Chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương đồng loạt tăng điểm trong phiên giao dịch đầu tuần. Chứng khoán Hong Kong dẫn đầu đà tăng của khu vực với chỉ số Hang Seng có thêm 2,51% nhờ vào diễn biến tích cực của nhóm cổ phiếu bất động sản. Tại Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composite tăng 1,4%, chỉ số Shenzhen Component tăng 1,41%. Cùng chung xu hướng, các chỉ số Nikkei 225 (Nhật Bản), Kospi (Hàn Quốc), S&P/ASX 200 (Australia) tăng lần lượt tăng 0,7%; 0,81% và 0,56%.
Tintức:
🇹🇷 Lạm phát tại Thổ Nhĩ Kỳ chạm ngưỡng 59% trong tháng 8 trong bối cảnh đồng lira suy yếu và tiền thuế tăng cao khiến giá cả hàng hóa trở nên đắt đỏ hơn, làm trầm trọng cuộc khủng hoảng chi phí sống tại quốc gia này. Con số thực tế cao hơn dự báo 56% của giới chuyên gia, theo khảo sát của Reuters. Đóng góp lớn nhất vào lạm phát là chi phí vận tải, thực phẩm, đồ uống và dịch vụ lưu trí, Viện Thống kê quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ cho hay. Từ tháng 7, chính quyền Tổng thống Erdoğan tăng thuế nhiên liệu gấp ba lần nhằm gia tăng nguồn thu ngân sách.
🇨🇳 Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường sẽ tham dự Hội nghị Thượng Đỉnh G20 tại Ấn Độ thay cho Chủ tịch Tập Cận Bình, theo thống tin từ Bộ Ngoại giao nước này. Lý do ông Tập vắng mặt không được cơ quan này cung cấp. Tuy nhiên, đây là điều đã được một số chuyên gia phương Tây dự báo từ trước bất chấp thực tế hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang nỗ lực cải thiện mối quan hệ song phương.
🇩🇪 Kim ngạch xuất khẩu của Đức giảm 0,9% trong tháng 7 so với tháng liền kề trước đó, dấu hiệu cho thấy nền kinh tế lớn nhất châu Âu có thể suy yếu sâu hơn trong quý II. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sang Vương quốc Anh giảm mạnh nhất, góp phần thu hẹp đóng góp từ mức tăng 5,2% và 1,2% kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ và Trung Quốc. Theo Carsten Brzeski, Chuyên gia kinh tế tới từ Ngân hàng ING (Hà Lan), “sự thay đổi trong chuỗi cung ứng, kinh tế toàn cầu phân rã và khả năng tự lực ngày một lớn của Trung Quốc khi có thể sản xuất ra những mặt hàng trước kia phải đi nhập khẩu đang ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động xuất khẩu của Đức”.
🇨🇳 Giá cổ phiếu của công ty bất động sản lớn nhất Trung Quốc Country Garden tăng gần 15% trong phiên giao dịch 4/9 sau khi các chủ nợ đồng ý kế hoạch tái cấu trúc một khoản vay bằng đồng nhân dân tệ, vốn dĩ đáo hạn trong ngày 2/9. Ở một diễn biến khác, công ty này cho biết đã thành công thuyết phục 50,08% trái chủ chấp thuận gia hạn thanh toán đối với lô trái phiếu trị giá 4 tỷ nhân dân tệ (tương đương 550 triệu USD), có thời gian đáo hạn ngay trong ngày 4/9.
🇷🇺 Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Moscow “hoàn toàn cởi mở trong việc đàm phán” thỏa thuận ngũ cốc biển Đen trước cuộc gặp với người đồng cấp bên phía Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan. Về phía lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ, ông Erdoğan cho biết thỏa thuận vận chuyển ngũ cốc đóng vai trò rất quan trọng đối với các quốc gia châu Phi. “Cả thế giới mong chờ kết quả từ cuộc họp này”, ông chia sẻ. Đây là cuộc họp đầu tiên giữa hai lãnh đạo kể từ khi Nga rút khỏi thỏa thuận cho phép Ukraine xuất khẩu ngũ cốc qua biển đen gần hai tháng trước.