Trước giờ giao dịch: Thị trường vẫn chịu áp lực chốt lời
09/08/2023 | 23:15
View: 3659
VNindex điều chỉnh giảm sau phiên giao dịch lưỡng lự ở vùng 1240 điểm, đà giảm kéo về cuối phiên với tất cả các nhóm ngành đều suy giảm, dòng tiền chốt lời tạo áp lực lên toàn thị trường, dự kiến đà giảm theo quán tính sẽ đẩy chỉ số về lại vùng 1220 điểm, đây là thời điểm thích hợp để nhà đầu tư cơ cấu lại danh mục.
VNIndex giảm 8 điểm, đóng cửa ở mức 1,234 (-0.7%) với GTGD đạt 19,924 tỷ đồng. Tâm lý tiêu cực lan tỏa từ thị trường Mỹ chỉ một đêm sau khi Moody's hạ bậc xếp hạn tín nhiệm một số ngân hàng khu vực. Tổng cục Hải quan Việt Nam đã công bố dữ liệu thương mại cho tháng 7 sát với ước tính của chúng tôi: xuất khẩu giảm 2,2% so với cùng kỳ trong khi nhập khẩu giảm 11,6% so với cùng kỳ, với thặng dư thương mại là 16,5 tỷ USD so với đầu năm.
Nhóm ngân hàng chứng kiến STB +5% trong khi các cổ phiếu còn lại giảm điểm.
Nhóm môi giới cũng chung đà giảm của thị trường với HCM -2%, SSI và VCI giảm 1,5%.
Nhóm bất động sản có VHM -3,5%, PDR, NVL, VIC giảm 2%, VRE giảm 0.3%. Các cổ phiếu vốn hóa nhỏ hơn khởi sắc hơn với DXG +1%, KDH +1%, DXS +4% trong khi CRE +1%.
Dòng thép hôm nay nổi bật với HPG +2%, HSG +2% và NKG +1.5% với dòng vốn ngoại đổ vào mạnh.
Trong phiên Khối ngoại mua ròng: +224tỷđồng.
Video livestream cập nhật dòng tiền ngày 12h10 hàng ngày trên Youtube
*Khuyến nghị trading phục thuộc nhiều vào diễn biến thị trường trong phiên, anh chị tham gia group tư vấn của Faviz để được hỗ trợ trực tiếp.
Tài chính quốc tế:
Chứng khoán Mỹ giảm điểm trong phiên giao dịch 9/8 khi nhà đầu tư chờ đợi kết quả báo cáo lạm phát tháng 7, dự kiến công bố một ngày sau đó.
Theo đó, chỉ số Dow Jones Industrial Average giảm 191,13 điểm, tương đương 0,54%, xuống 35.123,36 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 0,7% xuống 4.467,71 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 1,17% xuống 13.722,02 điểm.
Chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương diễn biến trái chiều trong phiên giao dịch 9/8 sau khi Trung Quốc công bố dữ liệu lạm phát. Tại quốc gia tỷ dân này, chỉ số Shanghai Composite giảm 0,49%, chỉ số Shenzhen Component giảm 0,53% trong bối cảnh quan ngại giảm phát gia tăng. Còn ở chiều ngược lại, chỉ số Kospi (Hàn Quốc) dẫn đầu đà tăng với 1,2%. Theo sau đó, chỉ số Nikkei 225 của chứng khoán Nhật Bản cũng có thêm 0,53%. Cùng chung diễn biến tích cực, các chỉ số Hang Seng (Hong Kong), S&P/ASX 200 (Australia) tăng lần lượt 0,32% và 0,37%.
Tintức:
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7 tại Trung Quốc giảm 0,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, chỉ số giá sản xuất (PPI) tại nước này cũng thấp hơn 4,4% so với tháng 7/2022, theo dữ liệu vừa được Cục Thống kê quốc gia công bố. Dữ liệu lạm phát mới nhất phản ánh những khó khăn mà nền kinh tế số hai thế giới đang vấp phải. Trong cùng tháng 7, kim ngạch xuất, nhập khẩu của Trung Quốc sụt giảm lần lượt 14,5% và 12,4% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn dự báo.
Tỷ lệ thất nghiệp tại Hàn Quốc tăng từ 2,6% lên 2,7% trong tháng 7, tháng tăng thưa hai liên tiếp. Theo báo cáo từ chính phủ nước này, số lượng người thất nghiệp trên toàn quốc hiện ở ngưỡng 807.000 người, thấp hơn 3,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Tỷ lệ người dân có việc làm/tổng dân số trong tháng 7 năm nay cao hơn 0,3% so với cùng kỳ năm 2022, đạt 62,3%.
WeWork, công ty cho thuê văn phòng làm việc chung của Mỹ từng được SoftBank định giá lên tới 47 tỷ USD, cho biết đang phải đối mặt với “sự bấp bênh lớn” liên quan tới khả năng tiếp tục hoạt động. Trong báo cáo tài chính quý II, công ty này ghi nhận lỗ ròng 397 triệu USD. WeWork cho biết tương lai của họ phụ thuộc vào một loạt các kế hoạch tái cấu trúc hoặc gia tăng vốn trong vòng 12 tháng tới. David Tolley, quyền CEO thay thế Sandeep Mathrani vừa từ nhiệm vào tháng 5, thừa nhận những khó khăn trên thị trường bất động sản nói chung và phân khúc bất động sản thương mại nói chung tác động nặng nề tới kết quả kinh doanh của công ty thời gian qua cũng như sắp tới.
Chính phủ Italy thông báo biện pháp giúp hạn chế tầm ảnh hưởng từ chính sách đánh thuế vào phần lợi nhuận tăng thêm (windfall tax) của các định chế tài chính vừa được công bố không lâu trước đó. Theo đó, Bộ Tài chính nước này cho biết mức thuế trên sẽ bị giới hạn ở ngưỡng 0,1% tổng tài sản có trọng số rủi ro, thấp hơn nhiều so với dự báo của nhóm chuyên gia tới từ Citi. Theo một nguồn thạo tin, quyết định trên được đưa ra sau khi chính phủ nước này “hối thúc” Bộ Tài chính phải tìm ra giải pháp nhằm “ổn định thị trường”. Trước đó, giá cổ phiếu của các ngân hàng đồng loạt sụt giảm trước thông tin Italy áp thuế windfall lên tới 40% đối với các ngân hàng nước này.
Các ngân hàng tại Mỹ thua lỗ tổng cộng 19 tỷ USD do nợ xấu trong quý II, mức cao nhất trong vòng ba năm trở lại đây. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên xuất phát từ đà gia tăng hiện tượng vỡ nợ trong nhóm chủ thẻ tín dụng và các doanh nghiệp bất động sản thương mại. Bình quân, mỗi ngân hàng mất 0,61 USD trên mỗi 100 USD cho vay.
Giá khí đốt tự nhiên tại châu Âu tăng mạnh trong phiên giao dịch 9/8 trước quan ngại nguồn cung khí hóa lỏng từ Australia bị gián đoạn do công nhân tổ chức đình công. Theo đó, chỉ số giá khí TTF có thời điểm chạm ngưỡng 42 euro/MWh, tương đương mức tăng khoảng 35% so với phiên giao dịch trước đó, cao nhất kể từ giữa tháng 6.