VNindex giảm điểm phiên thứ 2 liên tiếp với đà giảm mạnh về vùng 1223 điểm, nhóm Vingroup là tác nhân chính kéo chỉ số đi xuống trong khi dầu khí là nhóm duy nhất duy trì được đà tăng, giá trị giao dịch tiếp tục duy trì ở mức cao 25k tỷ, như vậy kháng cự 1250 đang tỏ ra rất mạnh trong ngắn hạn, dự kiến VNindex sẽ tiếp tục giao dịch tích luỹ trong vùng 1200-1250 trong giai đoạn cuối tháng 9, sự phân hoá sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn.
Chỉ số VNIndex dần lao dốc trước với các cổ phiếu VinGroup giảm mạnh dù một số cổ phiếu ngân hàng tăng điểm, đây là hai nhóm cổ chiếm tỷ trọng vốn hóa lớn của chỉ số. Chỉ số giảm 15 điểm, đóng cửa ở mức 1,223.8, thanh khoản giảm 15% so với hôm qua xuống 25,111 tỷ đồng trong đó khối ngoại tiếp tục bán ròng 172 tỷ đồng, ít hơn nhiều so với 1,173 tỷ đồng ngày hôm qua.
Độ rộng thị trường cũng yếu với tỷ lệ số CP tăng/số CP giảm là 0,2, sắc xanh chi nhen nhóm ở nhóm ngân hàng và dầu khí, còn lại là đều ngập trong sắc đỏ.
Lực bán hôm nay một phần là do các quỹ ETF tái cơ cấu trong tuần này, với phần lớn các giao dịch là từ bên bán. Lưu ý rằng ngoài việc tái cơ cấu, quỹ Fubon Vietnam ETF sẽ được thực hiện giao dịch mua lại trong tuần này.
Đối với nhóm dầu khí, Petro Vietnam đã ký một số điều khoản nhằm tháo gỡ những vướng mắc nhằm đảm bảo dự án Lô B đi vào hoạt động đúng tiến độ: PVS +2%, GAS +0,5%, PVD +1%.
Ngành bất động sản ngập trong tâm lý tiêu cực với VIC -6% và VHM -6%, chiếm tỷ trọng lớn trong VN Index, NVL cũng đóng cửa giảm 6%, kéo các mã khác trong ngành cũng giảm 3-4%. Nguyên nhân sụt giảm gần đây của cổ phiếu VinGroup có thể do nhu cầu phát hành trái phiếu của công ty ra công chúng trong thời gian gần đây giảm.
*Khuyến nghị trading phục thuộc nhiều vào diễn biến thị trường trong phiên, anh chị tham gia group tư vấn của Faviz để được hỗ trợ trực tiếp.
Tài chính quốc tế:
Chỉ số Dow Jones Industrial Average ghi nhận phiên tăng điểm mạnh nhất trong vòng hơn một tháng qua khi tâm lý nhà đầu tư được cải thiện sau một số dữ liệu kinh tế tích cực và thương vụ IPO của hãng thiết kế chip Arm.
Theo đó, chỉ số này có thêm 331,58 điểm, tương đương 0,96%, lên 34.907,11 điểm. Đây là lần đầu tiên Dow Jones chốt phiên trên đường MA 50 kể từ đầu tháng 9 sau phiên tăng điểm mạnh nhất kể từ ngày ⅞. Chỉ số S&P 500 cũng tăng 0,84% lên 4.505,1 điểm trong khi chỉ số Nasdaq Composite tiến lên 0,81%, đạt 13.926,05 điểm.
Chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương phần lớn tăng điểm trong phiên giao dịch 14/9 dù lạm phát tại Mỹ cao hơn dự báo. Dẫn đầu đà tăng của khu vực, chỉ số Kospi của Hàn Quốc tăng 1,51%. Theo sau đó, chỉ số Nikkei 225 (Nhật Bản) tăng 1,41% lên 33.168,1 điểm, lần thứ hai vượt mốc 33.000 điểm trong hai tháng gần nhất. Cùng chung diễn biến tích cực, chỉ số Hang Seng (Hong Kong), S&P/ASX 200 (Australia) tăng lần lượt 0,21% và 0,46%. Chứng khoán Trung Quốc trái chiều với chỉ số Shanghai Composite tăng 0,11% trong khi chỉ số Shenzhen Component giảm 0,57%.
Takido - Hoàng Hân - Phúc Hiển
Tags:
Công ty cổ phần đầu tư FAviz
Vui lòng nhập thông tin đầy đủ, chúng tôi sẽ tạo tài khoản dùng thử cho bạn
(*) là các trường bắt buộc
Vui lòng nhập thông tin đầy đủ, chúng tôi sẽ liên hệ lại bạn
(*) là các trường bắt buộc
Vui lòng nhập thông tin đầy đủ, chúng tôi sẽ liên hệ lại bạn
(*) là các trường bắt buộc