Trước giờ giao dịch: Thị trường vẫn giữ xu hướng sideway trong biên 1200-1250
20/09/2023 | 15:04
View: 4108
VNindex tiếp tục tăng mạnh sau phiên kiểm định hỗ trợ 1200 điểm, chỉ số tăng mạnh lên 1226 điểm, dòng tiền lan toả tất cả các nhóm ngành, tập trung mạnh ở chứng khoán, bất động sản, hoá chất, thuỷ sản, bán lẻ, giá trị giao dịch giảm xuống dưới ngưỡng 20k tỷ, xu hướng thị trường tiếp tục sideway trong biên 1200-1250, theo đó nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu cao trong danh mục
Sau khi test mức 1,200 trong 2 ngày qua, hôm nay VNIndex đã tăng mạnh 1.2%, đóng cửa tại 1,226 với giá trị giao dịch là 17,934 tỷ đồng (-12% so với hôm qua). Khối ngoại bán ròng 189 tỷ đồng, phiên bán ròng thứ 3 liên tiếp, lực mua chính trên thị trường chủ yếu đến từ nhà đầu tư cá nhân.
Cổ phiếu các công ty xuất khẩu, bao gồm Thủy sản: VHC +4%, ANV +7%; ngành dệt may cũng khởi sắc: STK +3%, MSH +4%. Bên cạnh hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp phục hồi, tỷ giá USD/VND neo mức cao 24,320 có thể là một động lực hỗ trợ cho các DN xuất khẩu.
Ngành bất động sản tăng mạnh với NVL +7%, NLG +5% và KDH +4% với thông tin Bộ Xây dựng cho biết đã đề xuất bỏ quy định yêu cầu bắt buộc dành 20% quỹ đất dự án BĐS để xây dựng nhà ở xã hội trong Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi).
Với sự khởi sắc của thị trường, các cổ phiếu chứng khoán cũng tăng vọt với VCI +5%, SHS +3% và VND +2%.
Video livestream cập nhật dòng tiền ngày 12h10 hàng ngày trên Youtube
*Khuyến nghị trading phục thuộc nhiều vào diễn biến thị trường trong phiên, anh chị tham gia group tư vấn của Faviz để được hỗ trợ trực tiếp.
Tài chính quốc tế:
Các chỉ số chính trên thị trường chứng khoán Mỹ chìm trong sắc đỏ sau khi cuộc họp chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ liên bang (Fed) kết thúc.
Theo đó, chỉ số Dow Jones Industrial Average giảm 76,85 điểm, tương đương 0,22%, xuống 34.440,88 điểm. Chỉ số S&P 500 mất 0,94% còn 4.402,2 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm mạnh nhất với 1,53% xuống còn 13.469,13 điểm.
Chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương phần lớn giảm điểm trước thềm bế mạc cuộc họp của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed). Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,66% trong khi chỉ số Topix mất 1%, đánh dấu phiên giảm thứ ba liên tiếp. Còn tại Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composite giảm 0,52%, chỉ số Shenzhen Component giảm 0,53%. Cùng chung diễn biến tiêu cực, chỉ số S&P/ASX 200 (Australia), Hang Seng (Hong Kong) giảm lần lượt 0,46% và 0,62%. Chứng khoán Hàn Quốc lội ngược dòng với chỉ số Kospi tăng 0,02%.
Tintức:
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc giữ nguyên lãi suất cho vay tham chiếu kỳ hạn 1 và 5 năm ở ngưỡng 3,45% và 4,2%. Đây là quyết định có phần bất ngờ sau khi cơ quan này cắt giảm hai biểu lãi suất trên chỉ một tháng trước đó nhằm hỗ trợ nền kinh tế. Theo Hebe Chen, Chuyên gia phân tích thị trường tới từ IG International, quyết định không tiếp tục giảm lãi suất của PBoC ngày hôm nay làm lộ rõ tình thế tiến thoái lưỡng nan mà cơ quan này phải đối mặt giữa một bên là mục tiêu bảo vệ nền kinh tế và một bên là bảo vệ tỷ giá đồng nhân dân tệ.
Thâm hụt thương mại của Nhật Bản giảm 66,7% trong tháng 8 so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 930,5 tỷ yên (tương đương 6,3 tỷ USD). Tuy nhiên, con số thực tế vẫn lớn hơn dự báo khoản thâm hụt 659,1 tỷ yên của giới chuyên gia. Trong tháng vừa qua, kim ngạch xuất, nhập khẩu của xứ sở mặt trời mọc giảm lần lượt 0,8% và 17,8% so với tháng 8/2022.
Chỉ số giá sản xuất (PPI) của Hàn Quốc tăng 1% trong tháng 8 so với cùng kỳ năm ngoái, tháng tăng đầu tiên kể từ tháng 7/2022. Con số thực tế đồng thời vượt mức tăng 0,3% của tháng trước đó. Nếu tính vắt tháng, PPI tăng 0,9%, cao hơn nhiều so với mức tăng 0,2% của tháng 7. Trong đó, nông, lâm nghiệp và thủy sản là các lĩnh vực ghi nhận mức tăng nhanh nhất.
Lạm phát tại Anh suy yếu mạnh hơn dự báo trong tháng 8 xuống còn 6,7%. Đây là diễn biến bất ngờ, làm gia tăng khả năng ngân hàng trung ương nước này có thể dừng tăng lãi suất ngay trong cuộc họp ngày 21/9 tới. Con số thực tế hoàn toàn trái ngược với dự báo lạm phát sẽ mạnh lên ngưỡng 7% của Reuters. Bên cạnh đó, lạm phát lõi (không bao gồm thực phẩm, năng lượng và đồ uống có cồn) cũng giảm từ 6,9% xuống 6,2% với mức tăng chi phí dịch vụ chỉ còn 6,8% thay vì 7,4% như trong tháng 7. Ngay sau khi báo cáo lạm phát được công bố, đồng bảng Anh sụt giảm so với USD.
Ngân hàng trung ương Canada (BoC) chuẩn bị khép lại quãng thời gian “dừng” tăng lãi suất trong bối cảnh lạm phát tiếp tục neo cao. “Chúng tôi có thể tiếp tục tăng lãi suất trong trường hợp cần thiết”, Sharon Kozicki, Phó Thống đốc BoC, chia sẻ. Dù các quan chức BoC thừa nhận những tín hiệu tích cực đối với áp lực giá cả từ quá trình thắt chặt chính sách tiền tệ thời gian qua, nhưng lạm phát vẫn chưa chịu khuất phục, đặc biệt sau khi số liệu tháng mới nhất được công bố. Điều này đồng nghĩa với việc chúng tôi cần phải tiếp tục nâng lãi suất”, ông cho biết.
Goldman Sachs là định chế tài chính mới nhất dự báo giá dầu sẽ sớm chạm ngưỡng 100 USD/thùng trong bối cảnh nhu cầu toàn cầu tăng nhanh nhưng nguồn cung liên tục thu hẹp. Với việc giá dầu tăng hơn 30% kể từ giữa tháng 6 lên khoảng 95 USD/thùng, ngân hàng phố Wall này ngay lập tức thay đổi lại dự báo 12 tháng tới đối với mặt hàng dầu Brent từ 93 USD/thùng lên 100 USD/thùng. Tuy nhiên, Goldman Sachs cho biết phần lớn chuỗi tăng vừa qua đã “ở phía sau”.