Trước giờ giao dịch 24.05.2024: Thị trường tăng điểm mạnh với dòng tiền suy yếu
24/05/2024 | 08:11
View: 5459
Dòng tiền tìm đến các nhóm ngành Điện, Mía Đường, Bảo hiểm và tăng lên ở nhóm Dầu khí độ rộng thị trường tăng cao. VN-index đóng cửa ở mức cao nhất kể từ tháng 4, với thanh khoản chỉ đạt 23k tỷ. Dòng tiền có dấu hiêu suy yếu khi không có sự dẫn dắt của nhóm cổ phiếu dẫn sóng.
Nhóm cổ phiếu Chứng khoán duy trì xu hướng tăng nhưng dòng tiền có dấu hiệu suy yếu trước những thông tin tiêu cực từ liên quan tới Công ty Chứng khoán VNDirect và thị trường trái phiếu. Theo đó, Chủ tịch Trung Nam Group, VND từng nắm giữ lượng lớn trái phiếu của đơn vị này, bị hoãn xuất cảnh do nợ thuế.
Khối ngoại vẫn quay trở lại mua ròng nhẹ sau chuỗi bán ròng liên tục kể từ tháng 4, mở ra kỳ vọng kết thúc chuỗi bán ròng mạnh từ các ETF.
Thanh khoản thị trường đạt gần 23 nghìn tỷ đồng, dòng tiền tìm đến các nhóm ngành nhỏ, chưa tăng giá. Độ rộng thị trường tiếp tục cao, với 70/153 mã cổ phiếu ghi nhận dòng tiền vào mạnh. Chỉ báo tâm lý thị trường giảm nhẹ về 73/100 điểm, sự hưng phấn vẫn được duy trì.
Khuyến nghị:
Nhóm dẫn sóng: VCI, HCM, SSI (đã nắm giữ 100% tỷ trọng, dấu hiệu rủi ro xuất hiện khi dòng tiền suy yếu)
Nhóm Cao su - KCN: GVR, PHR, DPR (Dòng tiền trở lại khi test thành công Giá Dừng)
Cổ phiếu đầu tư: HPG, REE (Bật tăng mạnh khi dòng tiền tìm đến cổ phiếu Vốn hóa lớn)
Tham khảo danh mục khuyến nghị của Faviz Stockpicks: Tại đây.
Dòng tiền tìm đến các cổ phiếu vốn hóa lớn còn ở nền giá
Trong phiên hôm nay, Khối ngoại giao dịch ròng: +64,2 tỷ đồng.
*Khuyến nghị trading này phục thuộc nhiều vào diễn biến thị trường trong phiên, anh chị cần liên lạc với Faviz để được tư vấn cụ thể.
Thế giới:
Chứng khoán Mỹ đỏ lửa vào ngày thứ Năm (23/05), với Dow Jones ghi nhận phiên tồi tệ nhất trong năm 2024, khi dữ liệu kinh tế mạnh hơn dự báo dẫn đến lo ngại lạm phát và lãi suất cao kéo dài.
Dow Jones rớt 605.78 điểm (tương đương 1.53%) xuống 39,065.26 điểm, đánh dấu phiên tồi tệ nhất từ đầu năm đến nay. Boeing là cổ phiếu giảm mạnh nhất thuộc Dow Jones, sụt7.6%. Chỉ số S&P 500 mất 0.74% còn 5,267.84 điểm và chỉ số Nasdaq Composite lùi 0.39% xuống 16,736.03 điểm.
Chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương trái chiều, khi chứng khoán Trung Quốc tiếp tục đà giảm mạnh.
Video nhận định thị trường hàng ngày và phân tích cổ phiếu
Tintức trong nước:
Kinh tế vào đà tăng trưởng, dự báo đạt khoảng 6% (chi tiết)
Ngân hàng Nhà nước nêu lý do kiên trì giữ hạn mức tín dụng (chi tiết)
Tận dụng kênh phát hành cổ phiếu để tăng vốn, trả nợ vay (chi tiết)
Thương chiến Mỹ - Trung: Thương mại toàn cầu có chuyển hướng sau đòn thuế mới? (chi tiết)
Giá vàng thế giới lao dốc sau tin Fed, trong nước mất 1 triệu đồng/lượng (chi tiết)
Lĩnh vực AI: Đầu tư và xu hướng thị trường tại Việt Nam (chi tiết)
Khối ngoại chiếm 6% giao dịch thị trường chứng khoán Việt Nam (chi tiết)
Tiết lộ danh mục đầu tư của các công ty bảo hiểm (chi tiết)
Fed kiên định với mục tiêu đưa lạm phát dài hạn về ngưỡng 2% (chi tiết)
Giá dầu thế giới giảm phiên thứ 4 liên tiếp (chi tiết)
Tỷ giá vẫn 'căng' dù NHNN đã bán can thiệp 3 tỷ USD (chi tiết)
Những thương vụ nhận chuyển giao ngân hàng yếu kém sẽ hoàn tất năm nay (chi tiết)
Chủ tịch bị tạm hoãn xuất cảnh, Trung Nam Group kinh doanh ra sao? (chi tiết)
Lãnh đạo Đồng Nai nói gì về Aqua City của Novaland tại Quốc hội? (chi tiết)
Ngân hàng Nhà nước bơm 25 nghìn tỷ đồng ra nền kinh tế với lãi suất 4,5%/năm (chi tiết)
Lãi suất huy động có tăng sau động thái của Ngân hàng Nhà nước? (chi tiết)
Tintức quốc tế:
🇸🇬 Lạm phát của Singapore đạt 2,7% trong tháng 4, không thay đổi so với tháng liền kề trước đó. Đây là số liệu lạm phát thấp nhất trong vòng 32 tháng trở lại đây. Đây là thước đo lạm phát được Ủy ban chính sách tiền tệ (hay còn gọi là Ngân hàng trung ương Singapore) đặc biệt lưu tâm trong quá trình hình thành chính sách tiền tệ.
🇰🇷 Trong cuộc họp mới nhất, Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) giữ nguyên lãi suất điều hành ở ngưỡng 3,5%. Reuters dự báo BoK sẽ cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản vào quý IV tới.
🇬🇧 Hoạt động kinh doanh tại Vương quốc Anh bất ngờ tăng trưởng với tốc độ chậm nhất trong vòng 1 năm qua. Cụ thể, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) S&P Global / Cips flash UK giảm từ 54,1 điểm xuống còn 52,8 điểm trong tháng 5, thấp hơn dự báo 54 điểm của giới chuyên gia.
🇪🇺 Trong khi đó, kinh tế khu vực đồng tiền chung Euro (Eurozone) tiếp tục phát tín hiệu phục hồi khi số lượng các đơn hàng mới và nhu cầu tuyển dụng ghi nhận mức tăng trưởng nhanh nhất trong vòng 1 năm trở lại đây. CỤ thể, chỉ số PMI sơ bộ tổng hợp của khu vực tăng từ 51,7 điểm lên 52,3 điểm trong tháng 5, cao hơn so với dự báo 52 điểm của Reuters. Tốc độ tăng trưởng nhanh của lĩnh vực dịch vụ tiếp tục bù đắp cho diễn biến giảm của lĩnh vực sản xuất. Các doanh nghiệp tại Đức ghi nhận tốc độ tăng trưởng nhanh hơn trong khi các doanh nghiệp Pháp lại ghi nhận tình trạng ngược lại.
🇪🇺 Quá trình đàm phán tiền lương trong quý đầu năm giúp thu nhập của người lao động Eurozone ghi nhận mức tăng 4,7%, theo dữ liệu được Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) công bố ngày 23/5. Tốc độ gia tăng tiệm cận với ngưỡng kỷ lục ghi nhận trong quý III năm ngoái chính là điểm trừ trong mắt nhà đầu tư vốn mang kỳ vọng ECB sẽ tiến hành cắt giảm lãi suất nhiều lần trong năm nay, bắt đầu từ tháng 6 tới. Trước đó, lãnh đạo cơ quan này cho biết số lần và mức cắt giảm sẽ phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng tiền lương của người lao động cũng như hành vi của doanh nghiệp khi chấp nhận giảm biên lợi nhuận hoặc chuyển phần chi phí tăng thêm đó lên khách hàng.