Trước giờ giao dịch: Thị trường tích lũy vùng 1170-1180 với thanh khoản thấp

Trước giờ giao dịch: Thị trường tích lũy vùng 1170-1180 với thanh khoản thấp

23/08/2023 | 15:40 View: 5055

VNindex giảm điểm sau phiên đảo chiều ngay hôm qua về mức 1172 điểm, dòng tiền tỏ ra thận trọng khi tất cả các nhóm ngành đều suy yếu khiến thanh khoản suy giảm về mức 15k tỷ, số lượng hàng bắt đáy về tài khoản khá lớn vì vậy thị trường dự kiến sẽ tiếp tục tích luỹ trong biên độ 1170-1180 trước khi xác lập xu hướng tăng về 1200 điểm

VNIndex mở cửa tích cực sau phiên tăng điểm ngày hôm qua, tuy nhiên thị trường không duy trì được đà tăng và sớm suy yếu. Kết thúc phiên, chỉ số giảm 7.93 điểm (-0.67%) đóng cửa tại mức 1,172.56 điểm, với GTGD đạt 14,717 tỷ đồng (-21% so với hôm qua).

Nhóm tài chính dẫn đầu phiên giảm điểm hôm nay với STB -4% trước tin đồn dự án Phong Phú bị hoãn đấu giá do vấn đề về nguồn vốn. Cổ phiếu các ngân hàng khác như VCB -2.4%, VPB -1.7%, MBB -1.1% cũng góp chung đà giảm.

Bất chấp những thông tin tích cực về khả năng thay đổi của Thông tư 06, các cổ phiếu bất động sản không thể duy trì được mức tăng sau giờ nghỉ trưa. Phần lớn các cổ phiếu đóng cửa trong sắc đỏ.

Trong phiên Khối ngoại bán ròng: -551 tỷ đồng.

 

 

Video livestream cập nhật dòng tiền ngày 12h10 hàng ngày trên Youtube

 

*Khuyến nghị trading phục thuộc nhiều vào diễn biến thị trường trong phiên, anh chị tham gia group tư vấn của Faviz để được hỗ trợ trực tiếp.

Tài chính quốc tế:

🇺🇸 Các chỉ số chính của chứng khoán Mỹ đồng loạt tăng điểm trong phiên giao dịch 23/8 khi nhà đầu tư kỳ vọng “ông lớn” sản xuất chip Nvidia sẽ đạt kết quả kinh doanh tốt trong quý II/2023 nhờ vào cơn sốt trí tuệ nhân tạo AI.

Theo đó, chỉ số Dow Jones Industrial Average tăng 184,15 điểm, tương đương 0,5%, lên 34.472,98 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 1,1% lên 4.436,01 điểm, mức tăng mạnh nhất kể từ ngày 30/6. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 1,6% lên 13.721,03 điểm, đánh dấu phiên tăng điểm thứ ba liên tiếp.

🌏 Chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương diễn biến trái chiều trong phiên giao dịch 23/8 khi nhà đầu tư đón nhận một loạt dữ liệu kinh tế từ các nước trong khu vực. Tại Australia, chỉ số S&P/ASX tăng 0,38% lên 7.148,4 điểm, đánh dấu ngày tăng thứ ba liên tiếp. Cũng ghi nhận thành quả tương tự, chỉ số Nikkei 225 của chứng khoán Nhật Bản tăng 0,48%, chỉ số Topix tăng 0,5%. Cùng diễn biến tích cực, chỉ số Hang Seng (Hong Kong) có thêm 0,31%. Ở chiều ngược lại, chỉ số Kospi (Hàn Quốc) giảm 0,41%. Tại Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composite giảm 1,34%; chỉ số Shenzhen Component giảm 2,14%.

Tin tức:

🇸🇬 Lạm phát lõi tại Singapore tăng 3,8% trong tháng 7 so với cùng kỳ năm ngoái, đồng nhất với dự báo của giới chuyên gia nhưng thấp hơn mức tăng 4,2% của tháng 6. Trong khi đó, lạm phát toàn phần tại quốc đảo này neo ở ngưỡng 4,1% do chi phí giải trí, thực phẩm, chăm sóc sức khỏe, dịch vụ vẫn tiếp tục đi lên trong tháng vừa qua.

🇯🇵 Hoạt động kinh doanh tại Nhật Bản trong tháng 8 tiếp tục gia tăng nhờ vào đà hồi phục của lĩnh vực dịch vụ, theo kết quả khảo sát được Ngân hàng Au Jibun thực hiện. Cụ thể, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của quốc gia này tăng từ 52,2 điểm trong tháng 7 lên 52,6 điểm. Lĩnh vực sản xuất tiếp tục suy yếu khi chỉ đạt 49 điểm trong khi lĩnh vực dịch vụ góp phần giữ chỉ số PMI tổng hợp trong đà tăng với 54,3 điểm, cao hơn 0,5 điểm so với tháng trước.

🇦🇺 Trái ngược với Nhật Bản, hoạt động kinh doanh tại Australia lại sụt giảm với tốc độ nhanh nhất trong vòng 19 tháng trở lại đây, theo kết quả khảo sát của Juno Bank. Cụ thể, chỉ số PMI tổng hợp của nước này trong tháng 8 đạt 47,1 điểm, giảm từ ngưỡng 48,2 điểm trong tháng trước. Trong đó, chỉ số PMI lĩnh vực sản xuất đạt 49,4 điểm trong khi lĩnh vực dịch vụ suy yếu còn 46,7 điểm, thấp nhất kể từ tháng 1/2022.

🇬🇧 Hoạt động kinh tế tại Vương quốc Anh cũng có lần sụt giảm đầu tiên kể từ đầu năm trước tác động từ môi trường chính sách tiền tệ thắt chặt. Cụ thể, chỉ số PMI S&P Global / CIPS Flash UK của nước này giảm còn 47,9 điểm trong tháng 8 từ mốc 50,8 điểm của tháng 7. Đây là lần đầu tiên chỉ số này thấp hơn mốc trung lập 50 điểm kể từ tháng 1/2023. Con số thực tế đồng thời thấp hơn dự báo 50,3 điểm của Reuters. Chris Williamson, Kinh tế trưởng S&P Global Market Intelligence, cho biết: “Đây là kết quả khó tránh vì hoạt động sản xuất cũng như dịch vụ diễn biến xấu thời gian qua”. Đồng bảng Anh ngay lập tức phản ứng tiêu cực với thông tin này.

🇪🇺 Trong khi đó, các doanh nghiệp tại khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) cũng phải hứng chịu những tác động tiêu cực từ thực trạng sụt giảm số lượng đơn hàng và áp lực lạm phát gia tăng. Chỉ số PMI HCOB sơ bộ của khu vực này giảm xuống 47 điểm, thấp nhất gần ba năm trở lại đây, bắt nguồn từ diễn biến sụt giảm mạnh hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ. Con số thực tế thấp hơn mức điểm 48,6 của tháng trước đồng thời nằm dưới dự báo 48,5 điểm của giới chuyên gia.

🇩🇪 Tình cảnh cũng không khá khẩm hơn tại nền kinh tế số một châu Âu. Chỉ số PMI HCOB sơ bộ đối với hoạt động kinh tế tại đây giảm từ mốc 48,5 điểm của tháng 7 xuống 44,7 điểm trong tháng 8, thấp nhất 38 tháng, bắt nguồn từ thực tế số lượng đơn hàng, sản lượng sản xuất và kim ngạch xuất khẩu sụt giảm. Kết quả trên làm gia tăng quan ngại suy thoái không chỉ tại Đức mà còn đối với cả khu vực Eurozone.

🇮🇳 Ấn Độ vừa ghi danh trên bản đồ cường quốc vũ trụ thế giới khi là quốc gia thứ tư có tàu thám hiểm hạ cánh xuống mặt trăng sau Mỹ, Nga và Trung Quốc. Tuy nhiên, Chandrayaan-3 lại là tàu thám hiểm đầu tiên đặt chân tới cực nam của hành tinh này.

 

Takido - Hoàng Hân - Phúc Hiển

 

Tags:

 
TRẢI NGHIỆM MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CỦA FAVIZ NGAY HÔM NAY
Đăng ký trải nghiệm