Trước giờ giao dịch: Vnidex sẽ tiếp tục giao dịch dưới 1200 điểm
22/09/2023 | 22:18
View: 4200
VNindex có phiên phục hồi mạnh trong phiên từ vùng 1174 tăng lên vùng 1193, tuy vậy tổng kết Vnindex vẫn điều chỉnh giảm và đánh mất hỗ trợ 1200 sau hơn 1 tháng phản ánh các rủi ro đang gia tăng, dòng tiền bán mạnh nhóm cổ phiếu chứng khoán, thép, bất động sản, giá trị giao dịch tăng vọt lên 30k tỷ, dự kiến Vnidex sẽ tiếp tục giao dịch dưới 1200 điểm và không loại trừ kịch bản giảm về hỗ trợ 1150, vùng hỗ trợ tạo đáy trong tháng 8, theo đó nhà đầu tư dịch chuyển sang nhóm cổ phiếu cơ bản với kì vọng sẽ ổn định trước các diễn biến của thị trường.
Sau khi test mức 1,200 trong 2 ngày qua, hôm nay VNIndex đã tăng mạnh 1.2%, đóng cửa tại 1,226 với giá trị giao dịch là 17,934 tỷ đồng (-12% so với hôm qua). Khối ngoại bán ròng 189 tỷ đồng, phiên bán ròng thứ 3 liên tiếp, lực mua chính trên thị trường chủ yếu đến từ nhà đầu tư cá nhân.
Cổ phiếu các công ty xuất khẩu, bao gồm Thủy sản: VHC +4%, ANV +7%; ngành dệt may cũng khởi sắc: STK +3%, MSH +4%. Bên cạnh hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp phục hồi, tỷ giá USD/VND neo mức cao 24,320 có thể là một động lực hỗ trợ cho các DN xuất khẩu.
Ngành bất động sản tăng mạnh với NVL +7%, NLG +5% và KDH +4% với thông tin Bộ Xây dựng cho biết đã đề xuất bỏ quy định yêu cầu bắt buộc dành 20% quỹ đất dự án BĐS để xây dựng nhà ở xã hội trong Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi).
Với sự khởi sắc của thị trường, các cổ phiếu chứng khoán cũng tăng vọt với VCI +5%, SHS +3% và VND +2%.
Video livestream cập nhật dòng tiền ngày 12h10 hàng ngày trên Youtube
*Khuyến nghị trading phục thuộc nhiều vào diễn biến thị trường trong phiên, anh chị tham gia group tư vấn của Faviz để được hỗ trợ trực tiếp.
Tài chính quốc tế:
Các chỉ số chính của chứng khoán Mỹ nối dài đà giảm điểm kể từ khi Cục Dự trữ liên bang (Fed) phát tín hiệu chưa dừng tăng lãi suất.
Theo đó, chỉ số Dow Jones Industrial Average giảm 106,58 điểm, tương đương 0,31%, xuống 33.963,84 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 0,23% xuống 4.320,06 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 0,09% còn 13.211,81 điểm.
Chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương diễn biến trái chiều trong phiên giao dịch cuối tuần. Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,52% sau khi ngân hàng trung ương nước này duy trì chính sách tiền tệ siêu nới lỏng. Chung diễn biến giảm, chỉ số Kospi (Hàn Quốc) giảm 0,27%. Ở chiều ngược lại, các chỉ số Shanghai Composite, Shenzhen Component của chứng khoán Trung Quốc tăng lần lượt 1,55% và 1,97%. Các chỉ số S&P/ASX 200 (Australia) và Hang Seng (Hong Kong) tăng lần lượt 0,05% và 2,28%.
Tintức:
Trong cuộc họp diễn ra ngày 22/9, Ngân hàng trung ương Nhật Bản thống nhất giữ lãi suất ngắn hạn ở ngưỡng -0,1% đồng thời tiếp tục giữ lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm quanh ngưỡng 0%, đúng như dự báo của giới chuyên gia. Việc BoJ không thắt chặt chính sách tiền tệ bắt nguồn từ những “bất ổn lớn” liên quan tới triển vọng tăng trưởng nền kinh tế trong nước cũng như toàn cầu. Quyết định này tiếp tục giữ Nhật Bản trở thành “kẻ ngoài cuộc” trong nhóm các cường quốc kinh tế lớn, vốn liên tục tăng lãi suất trong vòng hai năm qua nhằm khống chế đà gia tăng áp lực giá cả.
Lạm phát toàn phần tại Nhật Bản suy yếu từ 3,3% trong tháng 7 xuống còn 3,2% trong tháng 8. Tuy nhiên, đây vẫn là tháng thứ 17 liên tiếp lạm phát tại xứ sở mặt trời mọc cao hơn ngưỡng mục tiêu của ngân hàng trung ương. Lạm phát lõi (không bao gồm thực phẩm tươi sống) đi ngang ở ngưỡng 3,1%, cao hơn 0,1% so với dự báo của giới chuyên gia. Lạm phát lõi-lõi (loại bỏ chi phí thực phẩm tươi sống và năng lượng), thước đo thường được BoJ cân nhắc trong quá trình hình thành chính sách tiền tệ, cũng không thay đổi so với tháng trước đó, neo ở ngưỡng 4,3%.
Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cảnh báo quyết định dừng xuất khẩu dầu diesel và một số nhiên liệu khác của Nga sẽ làm “trầm trọng hơn” tình trạng thiếu cung trên thị trường trước thềm mùa đông năm nay. “Hành động này khiến cho thị trường ngày càng thắt chặt sau kế hoạch cắt giảm sản lượng của chính Nga, Arab Saudi và nhiều thành viên OPEC+”, IEA cho biết. “Quyết định trên được đưa ra tại một thời điểm nhạy cảm, có thể gây ra những xáo trộn đối với xu hướng tích trữ của nhiều quốc gia trước thềm mùa đông tại Bắc bán cầu”, cơ quan này bổ sung.
Chủ tịch Ngân hàng dự trữ Boston (Fed Boston) - Susan Collins lên tiếng khẳng định sự cần thiết phải giữ lãi suất ở ngưỡng cao và trong khoảng thời gian dài nhằm kiểm soát lạm phát. Bà đồng thời tán dương quyết định của Cục Dự trữ liên bang (Fed) trong cuộc họp gần nhất, khi giữ lãi suất quỹ liên bang trên đỉnh 22 năm. “Tôi đánh giá lãi suất cần tiếp tục tăng cao và được duy trì lâu hơn so với dự báo trước đó. Các quyết định thắt chặt chính sách tiền tệ trong tương lai vẫn chưa thể bị loại bỏ”, bà cho biết.
Bắc Kinh và Washington đã thiết lập hai nhóm làm việc nhằm giải quyết các vấn đề kinh tế và tài chính, động thái mới nhất nhằm ổn định mối quan hệ nhiều trắc trở giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Theo đó, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen và Phó Thủ tướng Trung Quốc Hà Lập Phong là các quan chức trực tiếp giám sát hai nhóm làm việc này. Bà Yellen cho biết quyết định thành lập hai nhóm làm việc trên “đánh dấu một bước tiến quan trọng nhắm mục tiêu cải thiện mối quan hệ song phương giữa hai đất nước”.
Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) HCOB tổng hợp sơ bộ của khu vực đồng tiền chung euro (Eurozone), thước đo hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp tại 20 quốc gia thành viên, tăng lên ngưỡng 47,1 điểm trong tháng 9, cao nhất trong vòng hai tháng trở lại đây. Tuy nhiên, chỉ số này vẫn thấp hơn mốc trung lập 50 điểm, phân tách hai xu hướng tăng và giảm, qua đó chưa thể giúp xóa tan những quan ngại liên quan tới tốc độ tăng trưởng thực tế của khu vực trong quý III này.