Trước giờ giao dịch: dòng tiền trở lại VN30 và ngân hàng

Trước giờ giao dịch: dòng tiền trở lại VN30 và ngân hàng

31/07/2023 | 14:54 View: 5524

 

VNindex bắt đầu bước vào giai đoạn chạy nước rút với một phiên tăng hơn 15 điểm lên vùng 1220, dòng tiền tập trung vào nhóm cổ phiếu trụ VN30 kéo điểm số rất mạnh mẽ, dự kiến pha chạy nước rút sẽ kéo dài thêm 2 tuần để đẩy chỉ số lên vùng 1280. Nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ cổ phiếu và tập trung chốt lời khi Vnidex bắt đầu vượt 1250 điểm.

VNIndex mở đầu tuần tăng 15 điểm, đóng cửa ở mức 1,222.9 (+1,3%), cổ phiếu Vingroup dẫn dắt đà tăng với VIC (+7%) dư mua 4,5 triệu cổ phiếu, chủ yếu là lệnh mua của nhà đầu tư cá nhân, VHM cũng đóng cửa tăng trần. Phiên giao dịch tích cực này có thể nhờ kế hoạch niêm yết của Vinfast trong tháng 8 và lễ khởi công nhà máy ở Bắc Carolina.

Thanh khoản đạt trên 22,454 tỷ đồng tăng 10% so với hôm thứ 6 nhờ giao dịch của HPG, NVL, DIG.

  • Nhóm ngân hàng có CTG +1,7%, BID +1,1%, trong khi VCB -1,5%, ACB +3,4%EIB +3%.
  • Cổ phiếu chứng khoán có VND nổi bật +2,5% trong khi các mã khác đi ngang.
  • Nhóm bất động sản tăng vượt trội khi các cổ phiếu Vingroup công bố KQKD cao hơn kỳ vọng VRE +3%, NVL +3%. Tâm lý tích cực cũng lan sang KDH,  NLG cùng tăng 2%, DXG tăng nhẹ.
  • Cổ phiếu phân bón tiếp tục đà tăng mạnh từ thứ sáu tuần trước với DCM +4%, DPM +2,3%BAF +3,3%. LTG +7,6% nhờ kết quả Q2 khả quan và thông tin từ việc nhiều quốc gia cấm xuất khẩu gạo.
  • Các cổ phiếu thép chịu áp lực trong buổi sáng nhưng hồi phục về cuối chiều HSG, HPG, NKG trung bình -0,5%.
  • Dòng dầu khí phục hồi nhờ giá dầu thế giới tăng mạnh trong thời gian gần đây: GAS +2%, BSR +6% nhờ crack spread có xu hướng tăng, PLX +4%.

Trong phiên Khối ngoại mua ròng: +80 tỷ đồng.

 

 

Video livestream cập nhật dòng tiền ngày 12h10 hàng ngày trên Youtube

 

*Khuyến nghị trading phục thuộc nhiều vào diễn biến thị trường trong phiên, anh chị tham gia group tư vấn của Faviz để được hỗ trợ trực tiếp.

Tài chính quốc tế:

🇺🇸 Các chỉ số chính của chứng khoán Mỹ đồng loạt tăng điểm trong phiên giao dịch đầu tuần.

Theo đó, chỉ số Dow Jones Industrial Average có thêm 100,24 điểm, tương đương 0,28%, lên 35.559,53 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 0,15% lên 4.588,96 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite cũng tăng thêm 0,21% lên 14.346,02 điểm.

Cả ba chỉ số đều đi lên trong tháng 7. Đứng đầu là chỉ số Nasdaq với mức tăng 4,1%. Theo sau đó là chỉ số Dow Jones với 3,4%. Chỉ số S&P 500 cũng ghi nhận mức tăng 3,1% trong tháng vừa qua. Đối với hai chỉ số S&P 500 và Nasdaq, đây là tháng tăng điểm thứ năm liên tiếp, dài nhất kể từ năm 2021. Còn trong tuần trước, chỉ số Dow Jones ghi nhận chuỗi tăng 13 phiên liên tục, điều chưa từng xảy ra từ năm 1987.

 

🌏 Chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương đồng loạt tăng điểm dù kinh tế Trung Quốc tiếp tục phát tín hiệu suy yếu. Đó cũng chính là lý do đà tăng của chứng khoán Trung Quốc thị thu hẹp về cuối phiên. Chốt phiên giao dịch cuối cùng của tháng 7, chỉ số Shanghai Composite tăng 0,46%, chỉ số Shenzhen Component tăng 0,75%. Chứng khoán Nhật Bản dẫn đầu khu vực với chỉ số Nikkei 225 tăng 1,26%, thiết lập đỉnh mới sau 33 năm. Tại Hàn Quốc, chỉ số Kospi tăng phiên thứ ba liên tiếp với 0,93%. Các chỉ số Hang Seng (Hong Kong), S&P/ASX 200 (Australia) tăng lần lượt 0,82% và 0,092%. 

Tin tức:

🇯🇵 Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) nâng dự báo lạm phát lõi năm 2023 từ 2,4% tới 2,7%, cao hơn nhận định từ 1,7% tới 2% vào tháng 4, theo báo cáo triển vọng quý mới nhất của cơ quan này. BoJ giải thích lý do đứng sau quyết định trên xuất phát từ đà gia tăng chi phí hàng hóa nhập khẩu bị các doanh nghiệp chuyển sang người tiêu dùng. Lạm phát lõi không bao gồm chi phí thực phẩm tươi sống.

🇨🇳 Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc đạt 49,3 điểm trong tháng 6, tháng thứ tư liên tiếp thấp hơn ngưỡng trung lập 50 điểm dù có cải thiện so với tháng trước đó, theo Dữ liệu từ Cục Thống kê quốc gia. Bên cạnh đó, chỉ số PMI phi sản xuất (bao gồm dịch vụ và xây dựng) lại sụt giảm từ 53,2 điểm trong tháng 6 xuống còn 51,5 điểm. Chỉ số PMI tổng hợp vì thế cũng giảm từ 52,9 điểm xuống 51,1 điểm trong tháng vừa qua.

 

🇯🇵 Sản lượng công nghiệp của Nhật Bản tăng 2% trong tháng 6 so với tháng trước đó, thấp hơn dự báo 2,4% của giới chuyên gia. Nếu tính vắt năm, chỉ số này lại thấp hơn 0,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, đà giảm đã chậm lại đáng kể so với mức giảm 3,1% ghi nhận vào tháng 5. Bộ Kinh tế, thương mại và công nghiệp nước này cho biết sản lượng xe cơ giới, linh kiện và thiết bị điện tử cũng như các sản phẩm cơ khí góp phần vào quá trình cải thiện trên.

🇪🇺 Lạm phát tại khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) suy yếu còn 5,3% trong tháng 7, thấp hơn 0,2% so với tháng trước đó. Nếu loại bỏ đi chi phí thực phẩm và năng lượng, lạm phát lõi đi ngang ở ngưỡng 5,5%. Đây là lần đầu tiên lạm phát lõi vượt lên trên lạm phát toàn phần kể từ quý I/2021, bằng chứng cho thấy áp lực giá cả chìm tại khu vực này vẫn rất lớn. Đây là thông tin không có lợi đối với Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB), vốn quyết tâm tăng lãi suất cho tới khi nào lạm phát quay trở lại ngưỡng mục tiêu 2%.

 

 

Takido - Hoàng Hân - Phúc Hiển

v

 

Tags:

 
TRẢI NGHIỆM MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CỦA FAVIZ NGAY HÔM NAY
Đăng ký trải nghiệm