Thị trường chứng khoán phục hồi sau nhịp điều chỉnh ngắn hạn

Thị trường chứng khoán phục hồi sau nhịp điều chỉnh ngắn hạn

04/07/2023 | 16:00 View: 2297

 

Chỉ số VNindex tiếp tục có một phiên tăng điểm đưa chỉ số quay lại vùng 1130 với tâm điểm là nhóm chăn nuôi nhờ giá thịt heo phục hồi lên 65k/kg, nhóm chứng khoán với kì vọng hệ thống KRX sẽ triển khai vào tháng 9 và nhóm dầu khí với kì vọng lô B sẽ sớm có FID. Tựu chung thị trường vẫn duy trì đà tăng tích cực và sẽ sớm kiểm định kháng cự chính 1150, về chiều rủi ro chúng tôi vẫn chưa nhận thấy rủi ro nào đáng kể nên nhà đầu có thể tiếp tục duy trì tỷ lệ cổ phiếu ở mức cao.

 

Tham khảo danh mục khuyến nghị cổ phiếu cơ bản của Faviz Stockpicks: Tại đây.

 

VNINDEX chốt phiên 1,132 (+6.5, +0.6%), tổng giá trị giao dịch đạt 12,147.7 tỷ đồng, tăng 35% so với phiên ngày 03.07.2023. VN30 1,128 (+4.63, +0.4%), tổng giá trị giao dịch đạt 4,492.2 tỷ đồng. 

  • Nhóm tài chính chứng kiến phiên giao dịch khởi sắc của các cổ phiếu chứng khoán, với VCI tăng trần +7%, HCM +5%, VND +4% và SSI +3%. Cổ phiếu ngân hàng giao dịch trầm lắng, tuy nhiên SHB +2% tiếp tục tăng với kỳ vọng được thêm vào giỏ chỉ số VN30.
  • Nhóm dầu khí ghi nhận PVS +4%, PVD +4%, PVB +5% do NĐT cá nhân kỳ vọng về việc hoàn thiện thủ tục giấy tờ cho dự án lô B sắp tới.
  • Những cổ phiếu liên quan đến giá thịt lợn tăng gồm DBC +7%, BAF +5% và HAG +2,7% sau khi giá lợn hơi tại miền Bắc đạt mức cao mới.

Trong phiên Khối ngoại bán ròng: -474 tỷ đồng.

 

 

Video cập nhật dòng tiền ngày 04.07.2023

 

*Khuyến nghị trading phục thuộc nhiều vào diễn biến thị trường trong phiên, anh chị tham gia group tư vấn của Faviz để được hỗ trợ trực tiếp.

Tin tức quốc tế:

 

  • Chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương diễn biến trái chiều trong phiên giao dịch 4/7 sau quyết định của Ngân hàng trung ương Australia. Tại xứ sở kangaroo, chỉ số S&P/ASX 200 hồi phục tăng 0,45% lên 7.279 điểm. Chứng khoán Trung Quốc tăng điểm với chỉ số Shanghai Composite tăng 0,04% trong khi chỉ số Shenzhen Component tăng 0,35%. Cùng chung diễn biến tích cực, chỉ số Hang Seng (Hong Kong) có thêm 0,57%. Ở chiều ngược lại, chỉ số Kospi (Hàn Quốc) giảm 0,35% dù lạm phát tại nước này suy yếu. Chỉ số Nikkei 225 của chứng khoán Nhật Bản chưa thể thiết lập đỉnh 33 năm mới khi sụt giảm 0,98%.
  • Ngân hàng trung ương Australia (RBA) quyết định giữ nguyên lãi suất điều hành ở ngưỡng 4,1% trong cuộc họp diễn ra ngày hôm nay. Trước đó, giới chuyên gia kinh tế tham gia khảo sát của Reuters đưa ra dự báo thiếu đồng nhất về quyết định chính sách tiền tệ lần này. Tuy nhiên, Thống đốc RBA - Philip Lowe thừa nhận cơ quan này có thể tiếp tục tăng lãi suất nhằm đưa lạm phát về ngưỡng mục tiêu. “Quyết định thời gian tới sẽ phụ thuộc vào diễn biến lạm phát và nền kinh tế”, ông chia sẻ.
  • Lạm phát tại Hàn Quốc suy yếu tháng thứ năm liên tiếp xuống 2,7% trong tháng 6 so với cùng kỳ năm ngoái, thấp nhất kể từ tháng 10/2022. Số liệu thực tế đồng thời thấp hơn dự báo 2,85% của giới chuyên gia. Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) đi tiên phong với quyết định dừng tăng lãi suất từ tháng 1 năm nay. Một nghiên cứu của Reuters cho thấy BoK sẽ bắt đầu hạ lãi suất vào quý IV tới.
  • Một nhóm nhà đầu tư của Credit Suisse tham gia khởi kiện tập thể đối với thương vụ UBS thâu tóm ngân hàng này hồi tháng 3. Ethos Foundation, cơ quan đại diện quyền lợi của các nhà đầu tư tổ chức sở hữu khoảng 5% cổ phần tại cả hai ngân hàng, cho biết họ đang khởi xướng một chiến dịch pháp lý dẫn đầu bởi LegalPass, một công ty luật có trụ sở tại thành phố Lausanne. Trước đó, UBS chấp thuận chi ra 3,35 tỷ USD nhằm mua lại Credit Suisse. Thương vụ này nhận được sự ủng hộ từ Ngân hàng trung ương Thụy Sĩ cũng như chính phủ nước này. Vốn hóa của Credit Suisse ước tính rơi vào khoảng hơn 7 tỷ USD trước sáp nhập, và các cổ đông không được lấy ý kiến trong thương vụ đình đám này.
  • Lạm phát thực phẩm tại Anh bắt đầu suy yếu, theo tập đoàn bán lẻ Sainsbury. “Giá 100 sản phẩm thực phẩm có doanh số tốt nhất của chúng tôi hiện thấp hơn so với tháng 3”, Simon Roberts, CEO của Sainsbury, chia sẻ. Trong tháng trước, CEO của chuỗi bán lẻ Tesco cũng thừa nhận những tín hiệu “đáng khích lệ” từ đà suy yếu của lạm phát, đồng nghĩa với thực tệ tác động từ cuộc khủng hoảng chi phí sống tại xứ sở sương mù đang dần thu hẹp.
  • Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Đức bất ngờ sụt giảm trong tháng 5, bằng chứng cho thấy nền kinh tế số một châu Âu vẫn phải đối mặt với không ít khó khăn sau hai quý sụt giảm liên tiếp. Cụ thể, chỉ số này giảm 0,1% so với tháng 4 và 0,7% so với cùng kỳ năm ngoái, theo dữ liệu từ văn phòng thống kê nước này. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Đức tăng 1,7% trong cùng giai đoạn, kéo giảm thặng dư thương mại của quốc gia này từ 18,4 euro trong tháng 4 xuống còn 14,4 tỷ euro vào tháng 5.
  • Nhà sáng lập Tập đoàn SoftBank Masayoshi Son cảnh báo Nhật Bản có thể “nhanh chóng bị bỏ lại phía sau” nếu không sớm kiên quyết giải quyết các vấn đề liên quan tới quá trình phát triển của công nghệ trí tuệ nhân tạo. “Đây là thời gian để Nhật Bản giải quyết nhiều nhất những vấn đề liên quan tới AI. Chúng ta cần hướng tới những vấn đề lớn hơn và có thể bỏ qua những vấn đề nhỏ, có thể dễ dàng giải quyết", ông chia sẻ. Trước đó, Nhật Bản là nước chủ nhà của hội nghị thượng đỉnh G7, nơi các nhà lãnh đạo thảo luận phương án “giám sát” sự phát triển của công nghệ AI.

 

Takido - Chí Hiếu Faviz - Phúc Hiển.

Tags:

 
TRẢI NGHIỆM MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CỦA FAVIZ NGAY HÔM NAY
Đăng ký trải nghiệm