Thanh khoản tăng mạnh, sự hưng phấn lan toả khi VNindex đến kháng cự 1150
10/07/2023 | 21:10
View: 5927
VNindex tiếp tục có một phiên tăng điểm tích cực và đã tiến đến vùng kháng cự ngắn hạn 1150, diễn biến dòng tiền tích cực khi đà tăng lan toả tất cả các nhóm ngành, như vậy xu hướng tăng vẫn duy trì vững chắc theo đó nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ cổ phiếu cho đến khi chạm ngưỡng kháng cự quan trọng 1200 điểm
Phiên đầu tuần diễn biến tích cục, chỉ số VNIndex đóng cửa mức 1.149.02 (+10.95, +0.96%), thanh khoản trong ngày là 16,723 tỷ đồng (tăng 19% so với phiên trước). Chỉ số VN30 đóng cửa 1,143.16 (+13.73, +1.22%), thanh khoản đạt 6,855 tỷ đồng.
Nhóm chứng khoán dẫn dắt đà tăng trong phiên sáng với số lượng tài khoản mở mới của NĐT cá nhân trong tháng 6 tăng tích cực, ngoài ra cổ phiếu ngành điện cũng góp phần vào đà tăng của chỉ số do Thủ tướng yêu cầu khẩn trương xây dựng đường dây 500kV kéo dài. Trong khi đó, phiên chiều được dẫn dắt bởi nhóm bluechip gồm BID +6%, MSN +3,5%, VIC +1,6%, GAS +1,6% và MWG +5%.
Nhóm ngân hàng diễn biến trái chiều, VCB là mã giảm mạnh nhất -2%, trong khi BID dẫn đầu khi tăng 6%. Dòng chứng khoán nổi bật nhờ tâm lý thị trường và thanh khoản cải thiện: SSI +4%, VCI +2%, MBS +4%.
Cổ phiếu bất động sản với PDR +7% và NVL +3% trong khi VRE và VHM giảm nhẹ. DXG +2.5%, NLG giảm nhẹ.
Nhóm bán lẻ có MWG +5%, DGW +4% PNJ +3%. Sắc xanh được duy trì trong suốt cả phiên giao dịch.
Nhóm dầu khí theo đà giá dầu thế giới bật tăng mạnh: OIL +8%, PLX +4%, BSR +5%, PVT PVS +1.5% và GAS +1.6%.
Trong phiên Khối ngoại mua ròng: -335tỷđồng.
Video livestream cập nhật dòng tiền ngày 12h10 hàng ngày trên Youtube
*Khuyến nghị trading phục thuộc nhiều vào diễn biến thị trường trong phiên, anh chị tham gia group tư vấn của Faviz để được hỗ trợ trực tiếp.
Tài chính quốc tế:
Các chỉ số chính của chứng khoán Mỹ phục hồi trở lại phiên đầu tuần. Chỉ số Dow Jones tăng 209.52điểm, tương đương 0.62% về 33,944.40; chỉ số S&P 500 tăng 10.58 điểm tương đương với 0.24% lên 4,409.53; chỉ số Nasdaq Composite tăng 24.76 tương đương 0.18% lên 13,685.48, chỉ số Nasdaq Composite đang cho thấy xu hướng tăng điểm mạnh mẽ sau khi "Vượt đỉnh 52 tuần".
Hình 2: Fibonacci 61.8 tại quanh 14k là cột một quanh trọng với chỉ số Nasdaq.
Chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương trái chiều trong phiên giao dịch đầu tuần. Chứng khoán Nhật Bản nối dài đà giảm sang phiên thứ năm liên tiếp với chỉ số Nikkei 225 giảm 0,61% xuống 32.189,73 điểm, chỉ số Topix cũng ghi nhận mức giảm 0,61% xuống 2.243,33 điểm. Cùng chung đà giảm điểm, các chỉ số Kospi (Hàn Quốc), S&P/ASX 200 (Australia) lần lượt giảm 0,24% và 0,54%. Ở chiều ngược lại, chứng khoán Trung Quốc đi lên sau khi dữ liệu chỉ số giá sản xuất được công bố. Chỉ số Shanghai Composite có thêm 0,22% trong khi chỉ số Shenzhen Component tăng 0,5%. Chỉ số Hang Seng (Hong Kong) tăng 0,62%.
Tin Tức:
Xu hướng giảm phát tiếp tục nối dài tại Trung Quốc khi chỉ số giá sản xuất (PPI) của quốc gia này sụt giảm 5,4% trong tháng 6 so với cùng kỳ năm ngoái, mức giảm mạnh nhất kể từ năm 2016. Số liệu thực tế cao hơn dự báo giảm 5% của giới chuyên gia đồng thời vượt mức giảm 4,6% ghi nhận trong tháng 5. Trong khi đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của nền kinh tế số hai thế giới đi ngang so với tháng 6/2022 nhưng lại giảm 0,2% so với một tháng trước đó. Dữ liệu lạm phát tháng vừa qua phản ánh sự hụt hơi của kinh tế Trung Quốc sau đại dịch, đòi hỏi nhiều hơn các giải pháp hỗ trợ từ phía chính phủ nước này.
Michael Barr, Phó Chủ tịch phụ trách giám sát tại Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tiết lộ một số thay đổi đối với các định chế tài chính sở hữu ít nhất 100 tỷ USD tài sản trong đó bao gồm các tiêu chuẩn vốn khắt khe hơn nhằm đảm bảo các định chế tài chính có đủ nguồn lực đối phó với rủi ro và hấp thụ thua lỗ. Những giải pháp mới này được đưa ra chỉ vài tháng sau khi một số ngân hàng tại Mỹ, bao gồm Silicon Valley Bank, Signature Bank và First Republic, sụp đổ, làm dấy lên quan ngại về sức khỏe hệ thống tài chính tại nền kinh tế số một thế giới. “Rõ ràng, sự sụp đổ của SVB và một số định chế khác là lời cảnh báo các ngân hàng cần có sự chuẩn bị tốt hơn, và nền tảng cho sự chuẩn bị đó chính là nguồn vốn”, ông Barr chia sẻ tại một sự kiện tổ chức bởi Trung tâm chính sách lưỡng đảng (Bipartisan Policy Center) tại thủ đô Washington.
Giá trị của đồng tiền số phổ biến nhất - bitcoin có thể chạm ngưỡng 50.000 USD trong năm nay và 120.000 vào cuối năm 2024, theo Ngân hàng Standard Chartered. Cơ quan này dự báo “mùa đông tiền số” đã kết thúc, tạo điều kiện cho đồng tiền này bứt tốc trong thời gian tới. Tính từ đầu năm, giá bitcoin hồi phục khoảng 80% so với cuối năm ngoái nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với đỉnh gần 70.000 ghi nhận vào tháng 11/2021.
Citigroup hạ dự báo triển vọng thị trường chứng khoán Mỹ từ “khuyến nghị” về “trung lập” sau giai đoạn nửa năm 2023 tăng trưởng ấn tượng. Ở chiều ngược lại, ngân hàng này lại thay mang quan điểm tích cực đối với chứng khoán châu Âu, vốn giảm điểm mạnh thời gian qua trước làn sóng thắt chặt chính sách tiền tệ. Quyết định Citigroup giảm kỳ vọng vào thị trường Mỹ tới từ nhận định “cơn sốt” công nghệ trí tuệ nhân tạo bước vào giai đoạn “tiêu hóa”, qua đó không còn sức hấp dẫn quá mạnh như trước.
Mạng xã hội Threads chạm mốc 100 triệu người đăng ký chỉ sau 5 ngày ra mắt, theo thông tin được CEO Meta Platforms Mark Zuckerberg chia sẻ ngày 10/7. Thành tích này thậm chí vượt qua nền tảng ChatGPT, từng tạo ra cơn sốt trong lĩnh vực công nghệ, qua đó lập nên kỷ lục mới về tốc độ tăng trưởng người dùng. Một số nhân vật nổi tiếng đăng ký Threads bao gồm Jennifer Lopez và Kim Kardashian. Với kỳ tích này, Threads nổi lên là đối thủ đáng gờm đối với mạng xã hội Twitter của tỷ phú Elon Musk.