VNindex chinh phục thành công ngưỡng kháng cự quan trọng 1200 điểm, dòng tiền trở nên thận trọng nên chỉ có một số ít cổ phiếu chủ chốt tăng giá để kéo chỉ số, VCB là tâm điểm khi tiếp tục vượt đỉnh lịch sử và đóng góp hơn 2 điểm vào đà tăng của index. Như vậy mục tiêu tiếp theo mà VNindex hướng tới là vùng 1280 điểm, tất nhiên đây là giai đoạn các pha rung lắc mạnh sẽ xuất hiện thường xuyên hơn.
VNIndex đóng cửa ở mức cao nhất trong ngày là đạt 1,207.7 điểm, tăng 0,9%, với GTGD đạt là 21,927 tỷ đồng. Chỉ số đã trụ vững trên mức 1.200 điểm nhờ tâm lý lạc quan của nhà đầu tư với việc FED tăng lãi suất sát với dự báo của thị trường.
KQKD quý 2 của các công ty vẫn đang được công bố với nhiều bất ngờ. VHM đạt lợi nhuận vượt kỳ vọng, HPG tăng mạnh, PVD cũng cải thiện đáng kể. Ngược lại, MSN giảm mạnh trong khi HSG ghi nhận khoản lỗ lớn. Các cổ phiếu khác như STB, GAS, KBC đều công bố kết quả khá sát với dự báo.
Cổ phiếu ngành xây dựng trở thành tâm điểm chú ý do các tin đồn liên quan đến việc đấu thầu dự án Sân bay Quốc tế Long Thành: CTD và HBC đều +7%.
Nhóm bất động sản tiếp tục đà tăng với DXG +5%, KDH +4%, NVL +3%.
Dòng chứng khoán nổi bật với VND +5% dẫn đầu.
Nhóm hóa chất tích cực với: DCM +4%, DPM +3%.
Các ngành khác tăng nhẹ như Dầu khí, Tiêu dùng, Dệt may.
Trong phiên Khối ngoại mua ròng: +424 tỷ đồng.
*Khuyến nghị trading phục thuộc nhiều vào diễn biến thị trường trong phiên, anh chị tham gia group tư vấn của Faviz để được hỗ trợ trực tiếp.
Tài chính quốc tế:
Chứng khoán Mỹ tăng điểm trong phiên giao dịch cuối tuần khi xuất hiện thêm bằng chứng cho thấy lạm phát đang suy yếu.
Theo đó, chỉ số Dow Jones tăng 176,57 điểm, tương đương 0,5%, lên 35.459,29 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 0,99% lên 4/582,23 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 1,9% lên 14.316,66 điểm.
Cả ba chỉ số chính đều tăng điểm trong tuần vừa qua với Dow Jones có thêm 0,66%. Ngày 27/7, chỉ số Dow Jones khép lại chuỗi tăng 13 phiên liên tiếp, điều chưa từng xảy ra từ năm 1987. Trong khi đó, chỉ số S&P 500 và Nasdaq tăng lần lượt 1,01% và 2,02%.
Chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương diễn biến trái chiều trong phiên giao dịch cuối tuần. Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,4% sau khi ngân hàng trung ương nước này (BoJ) thống nhất giữ nguyên quan điểm lãi suất siêu thấp ở ngưỡng -0,1%. Bên cạnh đó, cơ quan này cho biết sẽ thực hiện kiểm soát đường cong lợi suất trái phiếu một cách linh hoạt. Cùng chung đà giảm, chỉ số S&P/ASX 200 của Australia mất 0,7% khi doanh số bán lẻ “đi lùi” 0,8% trong quý II. Ở chiều ngược lại, chứng khoán Trung Quốc phục hồi với chỉ số Shanghai Composite tăng 1,84%, chốt phiên cao nhất kể từ ngày 22/5 trong khi chỉ số Shenzhen Component tăng 1,62%. Chỉ số Hang Seng (Hong Kong) cũng tăng 1,41%
Sản lượng công nghiệp của Hàn Quốc tăng 0,1% trong tháng 6 so với tháng trước đó, thấp hơn mức tăng 1,3% vào tháng 5. Đà suy giảm được ghi nhận trong các lĩnh vực sản xuất và khai khoáng trong khi các ngành công nghiệp dịch vụ và quản trị công lại gia tăng.
Lạm phát tại Đức suy yếu còn 6,5% trong tháng 7, thấp hơn mốc 6,8% ghi nhận trong tháng trước đó, bắt nguồn từ đà tăng chậm chi phí thực phẩm và hàng hóa (ngoại trừ dầu mỏ). Kết quả này góp phần kéo giảm dữ liệu lạm phát của toàn khu vực đồng tiền euro (Eurozone), dự kiến công bố vào ngày 31/7 tới. Trong quý II, nền kinh tế nước này đi ngang so quý liền trước nhưng vẫn tốt hơn so với mức giảm 0,1% trong quý I và 0,4% của quý cuối cùng năm 2022. Kết quả trên phản ánh sự ổn định trong chi tiêu của các hộ gia đình, theo văn phòng thống kê nước này.
Còn tại Pháp, lạm phát cũng suy yếu xuống ngưỡng thấp nhất 16 tháng nhờ vào đà giảm giá năng lượng. Cụ thể, chỉ số trên giảm từ 5,3% trong tháng 6 xuồng 5% trong tháng này, thấp nhất kể từ tháng 2/2022. Ngoài ra, nước này cũng đón nhận thông tin tích cực từ tăng trưởng quý II khi đạt 0,5%, cao hơn dự báo của giới chuyên gia, nhờ vào sức mạnh đầu tư chi tiêu hộ gia đình và xuất khẩu.
Trong khi đó, kinh tế Tây Ban Nga tăng trưởng 0,4% trong quý II so với quý trước đó, thấp hơn mức tăng 0,5% trong giai đoạn ba tháng đầu năm. Hoạt động kinh tế tại quốc gia này bị ảnh hưởng từ thực trạng bế tắc chính trị. Đó cũng là lý do nước này sở hữu lạm phát thấp nhất lục địa già ở ngưỡng 2,1% trong tháng 7.
Takido - Chí Hiếu Faviz - Phúc Hiển.
v
Tags:
Công ty cổ phần đầu tư FAviz
Vui lòng nhập thông tin đầy đủ, chúng tôi sẽ tạo tài khoản dùng thử cho bạn
(*) là các trường bắt buộc
Vui lòng nhập thông tin đầy đủ, chúng tôi sẽ liên hệ lại bạn
(*) là các trường bắt buộc
Vui lòng nhập thông tin đầy đủ, chúng tôi sẽ liên hệ lại bạn
(*) là các trường bắt buộc