Trước giờ giao dịch 03.06.2024: Phiên xác định độ mạnh dòng tiền nội khi chứng khoán Thế giới có nhịp phục hồi mạnh mẽ
03/06/2024 | 08:08
View: 4760
Hai tuần giao động trong biên độ rất hẹp 1260-1280, với dòng tiền suy yếu đồng pha với các thị trường chứng khoán thế giới. Kết thúc tháng 5 với những phiên bán ròng mạnh mẽ nhất của khối ngoại kể từ giữa năm 2023. Phiên giao dịch đầu tuần này sẽ đo lường được sức mạnh dòng tiền của thị trường chứng khoán trong nước, khi đón nhận thông tin tích cực từ thị trường chứng khoán quốc tế phiên cuối tuần trước.
Tuần này sẽ đánh dấu các cột mốc quan trọng: do lường dòng tiền nội ở vùng hỗ trợ mạnh 1260, sau thông tin tích cực từ chứng khoán quốc tế. Đo lường áp lực bán của khối ngoại trong đầu tháng 6 này.
Thị trường vẫn trong tình trạng rủi ro cao, cần quan sát các vùng hỗ trợ mạnh sau để tìm kiếm nhóm cổ phiếu dẫn sóng trước khi mở vị thế trading: 1260, 1230-1240 và biên độ sideway hẹp 1260-1280.
Độ rộng thị trường tiếp tục ở mức thấp với 21/153 điểm. Các cổ phiếu ghi có dòng tiền tích cực trở lại ở nhóm Dệt may, Thủy sản và Bán lẻ. Chỉ báo tâm lý thị trường tích duy trì ở mức 65/100 điểm, chưa xuất hiện sư hưng phấn hay hoảng loạn.
Khuyến nghị:
Nhóm dẫn sóng: Chưa xuất hiện
Cổ phiếu đầu tư: HPG, REE
Tham khảo danh mục khuyến nghị của Faviz Stockpicks: Tại đây.
Dòng tiền suy yếu khi áp lực khối ngoại vẫn duy trì ở phiên cuối cùng của tháng 5
Trong phiên hôm nay, Khối ngoại giao dịch ròng: -1.495,6 tỷ đồng.
*Khuyến nghị trading này phục thuộc nhiều vào diễn biến thị trường trong phiên, anh chị cần liên lạc với Faviz để được tư vấn cụ thể.
Thế giới:
Chứng khoán Mỹ, phục hồi mạnh khi lợi suất trái phiếu chính phủ 10 năm về dưới mốc 4.5%.
Chỉ số Dow Jones tăng 574 điểm (tương đương 1.51%) lên 38,686 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 0.8% lên 5,277 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm nhẹ 0.-1% còn 16,735 điểm.
Chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương phục hồi sau nhịp giảm sâu và tăng tích cực khi mở cửa đầu tuần này.
Video nhận định thị trường hàng ngày và phân tích cổ phiếu
Tintức trong nước:
Nhật Bản xác nhận can thiệp tiền tệ lần đầu tiên kể từ năm 2022 (chi tiết)
Chỉ số lạm phát ưa thích của Fed đã chậm lại trong tháng 4 (chi tiết)
Đà tăng của đồng đô la chững lại sau những dấu hiệu lạm phát hạ nhiệt (chi tiết)
'Kích' sản xuất công nghiệp để thúc tăng trưởng kinh tế (chi tiết)
Huy động thêm 100.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ để thực hiện các dự án trọng điểm (chi tiết)
Khối ngoại "Sell in May", bán ròng đột biến chưa từng có trên thị trường chứng khoán Việt Nam (chi tiết)
Khác biệt chính sách ảnh hưởng thế nào đến kinh tế châu Âu và Mỹ? (chi tiết)
Giá heo hơi ngày 3/6, ba miền Bắc, Trung, Nam giữ giá ổn định (chi tiết)
OPEC+ tiếp tục siết cung dầu đến hết năm 2025 (chi tiết)
Bổ sung 21 địa điểm mua, bán vàng miếng SJC tại 11 địa phương cả nước (chi tiết)
'Cơn địa chấn' của thị trường tiền số hàng đầu thế giới (chi tiết)
Tintức quốc tế:
🇨🇳 Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) lĩnh vực sản xuất được Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc công bố ngày 31/5 đạt 49,5 điểm, thấp hơn mốc 50,4 điểm ghi nhận một tháng trước đó. Kết quả thực tế thậm chí đi ngược lại với dự báo tăng lên 50,5 điểm của nhóm chuyên gia tham gia khảo sát của Bloomberg. “Cú quay xe” sau hai tháng liên tiếp mở rộng là bằng chứng cho thấy quá trình phục hồi không hề “bằng phẳng” của nền kinh tế số hai thế giới.
Ở một diễn biến khác, chỉ số PMI phi sản xuất (bao gồm xây dựng và dịch vụ) đạt 51,1 điểm trong cùng giai đoạn, tiếp tục thấp hơn điểm số của tháng trước và kỳ vọng của thị trường. Số điểm cao hơn 50 đại diện cho sự mở rộng và ngược lại.
🇯🇵 Lạm phát lõi tại thủ đô Tokyo (Nhật Bản) đạt 1,9% trong tháng 5, cao hơn so với mức tăng 1,6% của tháng 4. Kết quả trên đồng nhất với dự báo của giới chuyên gia. Lạm phát tại thành phố này được coi là chỉ dấu báo trước diễn biến áp lực giá cả trên toàn quốc, do đó, rất được nhà đầu tư và các nhà hoạch định chính sách quan tâm. Với kết quả này, Ngân hàng trung ương Nhật Bản có thể sẽ sớm tăng lãi suất trong thời gian tới. Bên cạnh đó, sản lượng công nghiệp của xứ sở mặt trời mọc bất ngờ giảm 0,1% trong tháng 4 so với tháng 3, trái ngược với dự báo tăng 0,9%.
🇰🇷 Sản lượng công nghiệp của Hàn Quốc tăng 2,2% trong tháng 4, đánh dấu sự phục hồi sau khi giảm 3% trong tháng 3. Kết quả trên đồng thời cao gấp đôi dự báo tăng 1,1% của Reuters. Trong khi đó, doanh số bán lẻ tại quốc gia này lại giảm 1,2% trong cùng giai đoạn và 2,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
🇫🇷 Lạm phát tại Pháp lần đầu tiên “tăng nhiệt” trong năm 2024. Cụ thể, chỉ số giá tiêu dùng tại nước này tăng 2,7% trong tháng 5, cao hơn 30 điểm cơ bản so với tháng 4. Mức tăng thực tế còn cao hơn cả dự báo 2,5% của giới chuyên gia.
🇪🇺 Kết quả trên cũng góp phần kéo tăng áp lực giá cả tại khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone). Cụ thể, CPI của khu vực tăng 2,6% trong tháng 5, tăng tốc so với 2,4% của tháng trước đó. Trong khi đó, lạm phát lõi (không bao gồm chi phí năng lượng và thực phẩm) tăng 2,9%, tiếp tục cao hơn so với tháng 4. Kết quả trên làm dấy lên quan ngại liệu Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) có thực hiện cắt giảm lãi suất trong kỳ họp tháng 6 tới.