Trước giờ giao dịch: Quá trình cân bằng và phục hồi sẽ diễn ra chậm do dòng tiền hiện tại vẫn rất thận trọng

Trước giờ giao dịch: Quá trình cân bằng và phục hồi sẽ diễn ra chậm do dòng tiền hiện tại vẫn rất thận trọng

 

Vnindex điều chỉnh giảm sau phiên phục hồi ngày hôm qua, chỉ số giảm về mức 1113 điểm, dòng tiền suy yếu và chỉ tập tring vào một số nhóm ngành nhỏ, giá trị giao dịch ở mức thấp 13k tỷ, theo đó Vnindex sẽ tiếp tục kiểm định hỗ trợ 1106-1110 trong phiên hôm nay trước khi tiếp tục phục hồi, dự kiến quá trình cân bằng và phục hồi sẽ diễn ra chậm do dòng tiền hiện tại vẫn rất thận trọng.

Hôm nay, chỉ số VNIndex giảm sau đà tăng vào phiên hôm qua, cuối cùng đóng cửa tại 1.113,9 điểm với mức giảm 1,3% khi thanh khoản trên sàn HOSE giảm còn 13,0 nghìn tỷ đồng.

Nhóm ngân hàng ảnh hưởng thị trường chứng khoán, với VCB (-2,1%), BID (-2,1%), CTG (-2,7%)TCB (- 1,4%) nằm trong nhóm những cổ phiếu lấy đi nhiều điểm giảm nhất trong phiên hôm nay.

GAS (-1,9%) giảm trong phiên thứ năm liên tiếp. Ngoài ra, cổ phiếu phân phối xăng dầu PLX (-5,1%) đã giảm 8,3% trong tuần.

Mã bán lẻ MWG (-4,5%) đã giảm trong 4/5 phiên giao dịch gần nhất.

Trong nhóm bất động sản, DIG (- 6,8%)DXG (-6,7%) đều giảm sàn trong phiên hôm nay.

 

*Khuyến nghị trading phục thuộc nhiều vào diễn biến thị trường trong phiên, anh chị tham gia group tư vấn của Faviz để được hỗ trợ trực tiếp.

Tài chính quốc tế:

🇺🇸 Các chỉ số chính của chứng khoán Mỹ giảm nhẹ khi nhà đầu tư tỏ ra thận trọng trước thềm công bố báo cáo việc làm tháng 9.

Theo đó, chỉ số Dow Jones Industrial Average giảm 9,98 điểm, tương đương 0,03%, xuống 33.119,57 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 0,13% còn 4.258,19 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 0,12% xuống còn 13.219,83 điểm.

🌏 Chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương phần lớn tăng điểm trong phiên giao dịch 5/10 sau khi lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ hạ nhiệt. Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 hồi phục 1,8% lên ngưỡng 31.075,36 điểm, chỉ số Topix cũng ghi nhận mức tăng 2,02% lên 2.263,76 điểm. Cùng chung diễn biến tích cực, các chỉ số S&P/ASX 200 của Australia, Hang Seng (Hong Kong) tăng lần lượt 0,51%0,1%. Ở chiều ngược lại, chỉ số Kospi của Hàn Quốc sụt giảm 0,09% do lạm phát nước này trong tháng 9 cao hơn dự báo. Chứng khoán Trung Quốc tiếp tục đóng cửa nghỉ lễ.

Tin tức:

🇰🇷 Lạm phát tại Hàn Quốc mạnh lên trong tháng 9, tiền đề để ngân hàng trung ương nước này tiếp tục duy trì quan điểm chính sách tiền tệ thắt chặt. Cụ thể, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại xứ sở kim chi tăng 3,7% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn mức tăng 3,4% của tháng 8. Đây là tháng thứ hai liên tiếp áp lực giá cả gia tăng sau khi chạm ngưỡng 2,3% trong tháng 7. Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc Choo Kyung-ho cho biết mức tăng sẽ ổn định trở lại từ tháng 10 với tác động ít hơn từ các yếu tố mùa vụ.

🇵🇭 Lạm phát tại Philippines tăng lên ngưỡng 6,1% trong tháng 9 so với cùng kỳ năm ngoái, vượt dự báo 5,3% của Reuters. Con số thực tế đồng thời cao hơn mức tăng 5,3% của tháng 8. Theo cơ quan thống kê nước này, thực phẩm; dịch vụ ăn uống, nhà ở; điện; nhiên liệu tiếp tục đóng góp lớn vào mức tăng áp lực giá cả trong tháng vừa qua. “Lạm phát thực phẩm chạm ngưỡng 10% do đà tăng giá gạo”, cơ quan này cho biết.

🇨🇳 Sunac trở thành công ty phát triển bất động sản Trung Quốc đầu tiên được một tòa án tại Hong Kong chấp thuận phương án tái cấu trúc khoản nợ nước ngoài lên tới 9 tỷ USD. Theo đó, quyết định trên được đưa ra sau phiên điều trần tại tòa án ngay trong ngày 5/10. Tháng trước, Sunac cũng được các chủ nợ ủng hộ phương án tái cấu trúc. Đây là cột mốc quan trọng đối với không chỉ Sunac mà còn nhiều công ty bất động sản Trung Quốc khác, vốn đang gặp khó khăn trong quá trình xin chấp thuận tái cấu trúc từ chủ nợ.

🇬🇧 Hoạt động xây dựng tại Anh vừa ghi nhận tháng sụt giảm nhanh nhất kể từ tháng 5. Cụ thể, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) S&P Global/Cips lĩnh vực xây dựng giảm từ 50,8 điểm trong tháng 8 xuống 45 điểm vào tháng 9, thấp hơn dự báo 49,9 điểm của giới chuyên gia. Xây dựng công trình dân dụng là lĩnh vực ghi nhận tốc độ giảm mạnh nhất với số điểm 38,1, thấp nhất kể từ tháng 4/2009 nếu không tính đại dịch Covid-19.

🇺🇸 Thâm hụt thương mại của Mỹ giảm xuống ngưỡng thấp nhất trong hơn ba năm trở lại đây. Cụ thể, chỉ số trên thu hẹp còn 58,3 tỷ USD trong tháng 8, thấp nhất kể từ tháng 6/2020, theo dữ liệu từ Bộ Thương mại nước này. Trong tháng đó, giá trị xuất khẩu tăng 2,7 tỷ USD lên 251,9 tỷ USD nhờ vào hoạt động xuất khẩu nhiên liệu do giá dầu đi lên. Trong khi đó, giá trị hàng hóa nhập khẩu giảm 100 triệu USD xuống còn 314,1 tỷ USD, dẫn đầu bởi các sản phẩm điện thoại thông minh, đồ gia dụng và chip bán dẫn.

 

 

Takido - Hoàng Hân - Phúc Hiển

 
TRẢI NGHIỆM MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CỦA FAVIZ NGAY HÔM NAY
Đăng ký trải nghiệm