14/12/2023 Vnindex vẫn chịu áp lực bán ròng của khối ngoại.

14/12/2023 Vnindex vẫn chịu áp lực bán ròng của khối ngoại.

 

Vnindex có phiên điều chỉnh giảm bất chấp tâm lý tích cực từ thị trường thế giới trước áp lực bán ròng của khối ngoại, chỉ số điều chỉnh giảm về vùng 1114 điểm với giá trị giao dịch khớp lệnh tăng lên 16k tỷ, nhà đầu nước ngoài tiếp tục bán ròng mạnh gần 900 tỷ tạo nên áp lực lớn, Vnindex sẽ cần tiếp tục hấp thụ lượng bán ròng này trước khi xuất hiện phiên FTD để xác lập xu hướng tăng mới.

Bảng cập nhật khuyến nghị:

Ngành

Cổ phiếu

Catalyst đầu tư dài hạn

Định giá

Vị thế dài hạn

Vị thế  trading
CNTT FPT Tăng trưởng mạnh mẽ ở tất cả các khối kinh doanh 120 Nắm giữ Mở mua 91
Dầu khí PVS Kỷ nguyên vàng khi lô B khởi công 50 Nắm giữ  
Dầu khí GAS   100 Nắm giữ Mở mua 82
Thực phẩm VNM Giá sửa nguyên liệu giảm cải thiện biên LNG, khối ngoại yêu thích trở lại 100 Nắm giữ Mở mua 72
Bán lẻ MWG Bách hóa xanh thành công chinh phục người tiêu dùng 70 Nắm giữ Mở mua 42
Ngân hàng ACB Tăng trưởng bền vững, chi phí vốn giảm,không TPDN 28 Nắm giữ Mở mua 21.6
Ngân hàng CTG   38 Nắm giữ  
Ngân hàng MBB   24    
Chứng khoán SSI Kì vọng KRX đi vào vận hành, danh mục tự doanh bền vững 38   Chốt lời 33.8
Chứng khoán VCI   42    
Chứng khoán VIX   20    
Hóa chất DGC Phốt pho vàng tăng giá, nhu cầu nguyên liệu sản xuất bán dẫn tăng mạnh 100  Chốt lời 100 Chốt lời 100
Thủy sản VHC Đơn hàng phục hồi, nhu cầu tăng mạnh vào cuối năm 90 Nắm giữ Chốt lời 75
Phân đạm DCM Giá phân bón tăng trở lại, nhà máy hết khấu hao 40 Nắm giữ Mở mua 32
Phân đạm DPM   45 Nắm giữ  
Vận tải biển HAH Giá cước vận tải biển tăng, bổ sung đội tàu mới 42 Nắm giữ  
Vận tải biển PVT Giá cước vận tải dầu neo cao, bổ sung đội tàu mới 28    
Thép HPG Tất cả các lò cao hoạt động trở lại, kinh tế Trung Quốc khởi sắc hỗ trợ giá thép 32   Chốt lời 27.8
VLXD BMP Cổ tức tiền mặt cao, nguyên vật liệu đầu vào giảm 95    

 

Chỉ số VNIndex giảm 1,2% (-13,4 điểm) sau 3 phiên tăng điểm liên tiếp, đóng cửa ở mức 1.114,2 điểm. Các cổ phiếu vốn hóa lớn đều giảm với tổng cộng 89 mã tăng, 448 mã giảm và 70 mã đi ngang. Thanh khoản tăng mạnh lên 18.448 tỷ đồng.

  • Nhóm ngân hàng VCB (-0,6%), BID (-0,7%), CTG (-0,9%) giảm nhẹ trong khi VPB (-1,3%), TCB (-1,8%), MBB (-1,1%) giảm mạnh. HDB (+0,3%) là mã tăng duy nhất trong ngành.
  • Trong nhóm bất động sản, VIC (-0,8%), VHM (-0,7%), BCM (-0,8%) giảm nhẹ. Một số cổ phiếu khác cùng ngành giảm mạnh, gồm VRE (-2,8%), NVL (-3,95%), KBC (-2,3%), PDR (-2,6%).
  • Trong nhóm thực phẩm & đồ uống, VNM (-1,7%) SAB (-1,5%) giảm mạnh trong khi MSN (-0,6%) giảm nhẹ. HAG (+3,4%) hiện đã tăng hơn 11% trong 3 phiên qua.
  • Giá cổ phiếu hàng không VJC (+0,5%) tăng trong 3 phiên liên tiếp. GAS (-1,7%), HPG (-2,2%), FPT (-1,7%) và mã sản xuất cao su GVR (-1,97%) giảm.

Khối ngoại bán ròng 915 tỷ đồng.

 

*Khuyến nghị trading phục thuộc nhiều vào diễn biến thị trường trong phiên, anh chị tham gia group tư vấn của Faviz để được hỗ trợ trực tiếp.

Tài chính quốc tế:

Các chỉ số chính của chứng khoán Mỹ phản ứng tích cực với kết quả cuộc họp chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ liên bang (Fed) khi cơ quan này phát đi tín hiệu có thể nhiều lần cắt giảm lãi suất vào năm tới.

Chốt phiên giao dịch 13/12, chỉ số Dow Jones Industrial Average tăng 512,3 điểm, tương đương 1,4%, lên 37.090,24 điểm. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử chỉ số này vượt mốc 37.000 điểm, vượt qua kỷ lục 36.799,65 điểm thiết lập hồi tháng 1/2022.

Trong khi đó, chỉ số S&P 500 tăng 1,37% lên 4.707,09 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 1,38% lên 14.733,96 điểm. Cả ba chỉ số đều thiết lập mức điểm cao mới trong khoảng một năm trở lại đây.

🌏 Chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương diễn biến trái chiều trong phiên giao dịch 13/12 khi nhà đầu tư chờ đợi kết quả cuộc họp của Fed. Dẫn đầu đà giảm trong khu vực là chứng khoán Trung Quốc với chỉ số Shanghai Composite “đi lùi” 1,15%; chỉ số Shenzhen Component giảm 1,54%. Cùng chung diễn biến tiêu cực, các chỉ số Hang Seng (Hong Kong), Kospi (Hàn Quốc) giảm lần lượt 0,89%0,97%. Ở chiều ngược lại, chỉ số S&P/ASX 200 (Australia) tăng 0,31% trong khi chỉ số Nikkei 225 (Nhật Bản) tăng 0,25%.

Tin tức:

🇦🇷 Argentina tiến hành phá giá đồng tiền nội địa đồng thời cắt giảm trợ cấp đối với các lĩnh vực năng lượng và vận tải. Đây là những động thái nhằm mục đích cứu giúp nền kinh tế khỏi cuộc suy thoái nghiêm trọng nhất nhiều thập kỷ, theo lời Bộ trưởng kinh tế Luis Caputo. Việc áp dụng các giải pháp trên sẽ giúp phần nào thu hẹp thâm hụt ngân sách đồng thời kéo giảm áp lực lạm phát, hiện neo ở ngưỡng ba chữ số. Đây cũng là điều kiện cần để Argentina có thể vay được 45 tỷ USD từ Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF).

🇯🇵 Niềm tin kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất lớn Nhật Bản tăng nhanh hơn dự báo. Cụ thể, kết quả khảo sát Tankan hàng quý của ngân hàng trung ương nước này cho thấy số điểm đo lường niềm tin kinh doanh sản xuất tăng từ 10 lên 12 điểm, cao hơn so với dự báo không thay đổi của giới chuyên gia. Trong khi đó, số điểm đối với các doanh nghiệp phi sản xuất cũng tăng từ 27 lên 30 điểm. Số điểm lớn hơn 0 thể hiện cho quan điểm tích cực.

🇮🇳 Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Ấn Độ tăng 5,55% trong tháng 11, nhanh nhất trong vòng ba tháng trở lại đây nhưng vẫn thấp hơn dự báo 5,7% của giới chuyên gia. Chi phí thực phẩm, chiếm tới hơn một nửa trọng số tính lạm phát, tăng 8,7%, cao hơn so với mức tăng 6,61% của tháng trước. Lạm phát tại quốc gia Nam Á này tiếp tục neo cao hơn mục tiêu của ngân hàng trung ương (RBI). Trong kỳ họp tuần trước, RBI thống nhất giữ nguyên lãi suất điều hành ở ngưỡng 6,5%.

🇬🇧 Kinh tế Vương quốc Anh sụt giảm 0,3% trong tháng 10 so với tháng liền kề trước đó, thấp hơn kỳ vọng đi ngang của giới chuyên gia. Kết quả trên đồng thời trái ngược với mức tăng 0,2% của tháng 9. Mức giảm 0,2% sản lượng dịch vụ là một trong những yếu tố chính hình thành kết quả trên. Bên cạnh đó, sản lượng sản xuất và xây dựng cũng đều sụt giảm với lần lượt 0,8% và 0,5%.

💵 IMF chấp thuận giải ngân gói hỗ trợ tiếp theo trị giá 337 triệu USD trong tổng số 3 tỷ USD khoản vay đối với Sri Lanka nhằm tiếp thêm đà hồi phục cho quốc gia này từ khủng hoảng. Bên cạnh đó, IMF cũng chấp thuận giải ngân khoảng 700 triệu USD cho Bangladesh. Cả hai quốc gia trên phải “cầu cứu” IMF trong bối cảnh chi phí nhập khẩu hàng hóa tăng cao khiến dự trữ ngoại hối sụt giảm nhanh.

🇰🇷 Hàn Quốc sẽ hỗ trợ 38.000 tỷ won (tương đương 29 tỷ USD) cho lĩnh vực sản xuất pin trong vòng 5 năm tới nhằm giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Các doanh nghiệp của nước này như LG Energy Solution, Samsung SDI và SK On kiểm soát gần một nửa thị phần pin xe điện toàn cầu (ngoài Trung Quốc) nhưng phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên, vật liệu tới từ nền kinh tế số hai thế giới. Bên cạnh đó, chính phủ Hàn Quốc cũng sẽ áp dụng một số biện pháp hỗ trợ khác như giảm thuế, giảm lãi suất cho vay và đảm bảo tín dụng giúp các doanh nghiệp có thể tiếp cận được nguồn cung nguyên liệu ở nước ngoài đồng thời thiết lập hệ thống tái chế.

 

Takido - Hoàng Hân - Phúc Hiển

 
TRẢI NGHIỆM MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CỦA FAVIZ NGAY HÔM NAY
Đăng ký trải nghiệm