Trước giờ giao dịch: Index bật tăng mạnh nhất 5 tháng, hướng về kháng cự 1200 điểm
24/08/2023 | 15:39
View: 3900
VNindex có phiên bật tăng mạnh nhất trong vòng 5 tháng qua lên gần 1190 điểm, dòng tiền tập trung vào nhóm chứng khoán và bất động sản với thanh khoản quay lên mức 18k tỷ đồng, xu hướng tăng về kháng cự 1200 điểm vẫn tiếp tục, theo đó nhà đầu tư có thể tiến hành chốt lời các vị thế trading đã bắt đáy thành công ở vùng 1150 điểm.
VNIndex tăng gần 17 điểm trong ngày hôm nay tương đương 1,4% lên 1,189.4 điểm, một lần nữa tiến gần lên mức 1.200. Áp lực bán ra của nhà đầu tư nước ngoài đã chấm dứt khi khối ngoại chuyển sang mua ròng 279 tỷ đồng so với mức bán ròng 1,200 tỷ đồng trong 2 ngày qua. Tâm lý thị trường đã ổn định hơn sau khi NHNN ban hành Thông tư 10/2023/TT-NHNN cho phép các nhà phát triển bất động sản tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng. Đồng thời, điều này có thể giúp các ngân hàng thúc đẩy tăng trưởng tín dụng theo quyết định của ngân hàng và khẩu vị rủi ro.
Cổ phiếu bất động sản bao gồm DIG, DXS, DXG, NLG tăng 6-7% trong khi NVL, PDR +5% tương ứng. Đáng chú ý, VIC giảm 1%.
Nhóm chứng khoán đồng loạt tăng điểm: SSI +5%, VND, VCI, HCM tăng 3%.
Cổ phiếu ngành đường hôm nay cũng tăng điểm do thông tin Ấn Độ sắp cấm xuất khẩu đường lần đầu tiên sau 7 năm: QNS +6%, SBT +7%.
SAB tăng 3% sau khi công bố thưởng 100% cổ phiếu, thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư cá nhân.
Trong phiên Khối ngoại mua ròng: +279tỷđồng.
Video livestream cập nhật dòng tiền ngày 12h10 hàng ngày trên Youtube
*Khuyến nghị trading phục thuộc nhiều vào diễn biến thị trường trong phiên, anh chị tham gia group tư vấn của Faviz để được hỗ trợ trực tiếp.
Tài chính quốc tế:
Kết quả kinh doanh tốt của “ông lớn” sản xuất chip Nvidia không đủ mạnh để giúp kéo tăng thị trường chứng khoán Mỹ.
Theo đó, chỉ số Dow Jones Industrial Average giảm 373,56 điểm, tương đương 1,08%, xuống 34.099,42 điểm, phiên giảm mạnh nhất kể từ tháng 3. Chỉ số S&P 500 giảm 1,35% xuống 4.376,31 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm mạnh nhất với 1,87% còn 13.463,97 điểm.
Chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương đồng loạt tăng điểm sau phiên hồi phục của chứng khoán Mỹ. Thị trường Hong Kong dẫn đầu đà tăng với chỉ số Hang Seng tăng 2,05%. Tại Trung Quốc, cả hai chỉ số Shanghai Composite, Shenzhen Component đều tăng điểm với mức tăng lần lượt 0,12% và 1,02%. Chứng khoán Nhật Bản nối dài đà tăng với chỉ số Nikkei 225 có thêm 0,87%; chỉ số Topix tăng 0,43%, đánh dấu phiên đi lên thứ tư liên tiếp của cả hai chỉ số. Trong khi đó, các chỉ số Kospi (Hàn Quốc), S&P/ASX 200 của Australia cũng tăng lần lượt 1,28% và 0,47%.
Tintức:
Trung Quốc thông báo dừng nhập khẩu toàn bộ các sản phẩm hải sản từ Nhật Bản, chỉ vài giờ sau khi Tokyo bắt đầu xả nước thải nhiễm xạ đã qua xử lý từ lò phản ứng Fukushima ra biển. Cụ thể, cơ quan hải quan nước này cho biết lệnh cấm “cho phép các cơ quan chức năng có thể ngăn ngừa rủi ro sức khỏe của người dân Trung Quốc từ các sản phẩm nhiễm xạ” dù chính phủ Nhật Bản liên tục khẳng định nước xả thải tuyệt đối an toàn và được giám sát bởi Liên Hợp Quốc.
Ấn Độ dự kiến cấm xuất khẩu đường từ tháng 10 năm nay do sản lượng mía sụt giảm vì thiếu nước, theo Reuters. Đây là lệnh cấm đầu tiên được đưa ra sau bảy năm. “Lạm phát thực phẩm là mối lo. Đà tăng giá đường gần đây chính là nguyên nhân chúng tôi hạn chế xuất khẩu mặt hàng này”, theo một quan chức chính phủ. Đây là một trong nhiều biện pháp bảo mộ mà Ấn Độ áp dụng với các sản phẩm nông nghiệp. Trước đó, quốc gia Nam Á này cấm xuất khẩu gạo non-basmati trắng cũng như áp thuế xuất khẩu 40% đối với hành.
Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) giữ lãi suất điều hành ở ngưỡng 3,5%. Như vậy, nước này chưa thay đổi chính sách lãi suất kể từ đầu năm 2023. Kết quả trên đồng nhất với dự báo của toàn bộ 43 chuyên gia kinh tế tham gia khảo sát của Reuters. Đồng won ngay lập tức tăng giá sau quyết định trên.
Góp phần vào quyết định giữ nguyên lãi suất của BoK, chỉ số giá sản xuất (PPI) của nước này tăng 0,2% trong tháng 7 so với cùng kỳ năm ngoái, đánh dấu tháng suy yếu thứ 13 liên tiếp. Con số trên thấp hơn mức tăng 0,3% ghi nhận vào tháng 6 đồng thời thấp nhất kể từ tháng 12/2020. Chỉ số PPI theo dõi biến động giá cả hàng hóa mà các doanh nghiệp nước này chi trả cho các đối tác trong nước.
Trong khi đó, Ngân hàng trung ương Thổ Nhĩ Kỳ lại tăng lãi suất từ 17,5% lên 25% nhằm sớm kiểm soát lạm phát. Mức tăng lãi suất lần này vượt dự báo 20% của giới chuyên gia. Hiện lạm phát tại nước này ở ngưỡng 48% trong tháng 7.
Năm thành viên nhóm BRICS chính thức gửi lời mời Argentina, Ai Cập, Ethiopia, Iran, Arab Saudi và Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) gia nhập tổ chức này. “Chúng tôi trân trọng sự quan tâm của nhiều quốc gia với ý định xây dựng mối quan hệ chiến lược với BRICS, hiện bao gồm các thành viên Nam Phi, Trung Quốc, Nga, Brazil và Ấn Độ, theo Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa. Ông cho biết khối này luôn mở rộng cánh tay chào đón các thành viên mới trong tương lai nếu họ đáp ứng được các tiêu chí đề ra. Lần gần nhất BRICS đón chào thành viên mới diễn ra cách đây 13 năm với sự tham gia của nước chủ nhà hội nghị lần này - Nam Phi. Sự gia tăng quy mô nhanh chóng biến BRICS trở thành đối trọng với nhóm các quốc gia phát triển G7.