VNindex tiếp tục đà giảm tiêu cực sang phiên thứ 4 khi chỉ số giảm về 1137 điểm, xuyên thủng tất cả các ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn, nhịp phục hồi không xuất hiện khi dòng tiền tham gia bắt đáy chưa đủ mạnh và và tiếp tục rút mạnh khỏi nhóm đầu cơ và vingroup, giá trị giao dịch ở mức trung bình 20k tỷ, theo đó nhà đầu tư tiếp tục tập trung danh mục vào nhóm cổ phiếu cơ bản để phòng thủ trước các diễn biến bất lợi của thị trường.
Thị trường giảm 26 điểm so với mức đỉnh trong 30 phút cuối phiên khi áp lực bán gia tăng. VNIndex đóng cửa ở mức 1,137.9 điểm (-1.3%) với GTGD đạt 19,761 tỷ đồng. Các đợt bán giải chấp diễn ra trên diện rộng sau khi thị trường ngày giảm phiên thứ 4 liên tiếp.
NHNN hôm nay tiếp tục phát hành tín phiếu với giá trị 20 nghìn tỷ đồng, nâng tổng số phát hành trong 4 ngày qua lên 50 nghìn tỷ đồng, điều này đã gây áp lực tâm lý trong thời gian gần đây.
VinGroup tiếp tục kéo thị trường đi xuống với VIC -3%, VRE -3% và VHM -4% cùng các cổ phiếu bất động sản khác. Một điều tích cực là khối ngoại hôm nay đã mua ròng 762 tỷ đồng, chủ yếu là SSI, HPG và DGC. Đồng thời, lực mua bắt đáy đã xuất hiện đối với các cổ phiếu chứng khoán, dầu khí, logistics, tiêu dùng.
*Khuyến nghị trading phục thuộc nhiều vào diễn biến thị trường trong phiên, anh chị tham gia group tư vấn của Faviz để được hỗ trợ trực tiếp.
Tài chính quốc tế:
Các chỉ số chính của chứng khoán Mỹ đồng loạt giảm điểm trong phiên giao dịch 26/9 sau khi một số thông tin bất lợi đối với nền kinh tế được công bố.
Cụ thể, chỉ số Dow Jones Industrial Average giảm 388 điểm, tương đương 1,14%, xuống 33.618,88 điểm, lần đầu tiên xuống dưới ngưỡng trung bình động 200 (MA200) ngày sau khoảng bốn tháng. Đây đồng thời là phiên giảm điểm mạnh nhất của chỉ số này kể từ tháng 3/2023. Trong khi đó, chỉ số S&P 500 cũng sụt giảm 1,47% xuống 4.273,53 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite “đi lùi” 1,57% xuống 13.063,61 điểm.
Chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương đồng loạt giảm điểm trong phiên giao dịch 26/9 bất chấp tín hiệu hồi phục từ thị trường chứng khoán Mỹ. Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 của chứng khoán Nhật Bản giảm 1,11% trong khi chỉ số Topix “đi lùi” 0,57% trong ngày nước này ghi nhận lạm phát sản xuất cao nhất 12 tháng. Diễn biến giảm điểm cũng được ghi nhận tại Hàn Quốc với chỉ số Kospi (Hàn Quốc) sụt 1,31%, chỉ số Kosdaq giảm 0,52%. Hòa vào diễn biến chung, chỉ số Hang Seng (Hong Kong) giảm 1,46% trong khi các chỉ số Shanghai Composite, Shenzhen Component cũng giảm lần lượt 0,43% và 0,6%.
Takido - Hoàng Hân - Phúc Hiển
Tags:
Công ty cổ phần đầu tư FAviz
Vui lòng nhập thông tin đầy đủ, chúng tôi sẽ tạo tài khoản dùng thử cho bạn
(*) là các trường bắt buộc
Vui lòng nhập thông tin đầy đủ, chúng tôi sẽ liên hệ lại bạn
(*) là các trường bắt buộc
Vui lòng nhập thông tin đầy đủ, chúng tôi sẽ liên hệ lại bạn
(*) là các trường bắt buộc