Trước giờ giao dịch: Thị trường tích cực sau kỳ nghỉ lễ, index hướng tới kháng cự 1250 điểm
05/09/2023 | 15:50
View: 5082
VNindex tăng điểm tích cực sau kì nghỉ lễ và tăng phiên thứ 5 liên tiếp lên vùng 1234 điểm, dòng tiền lan toả đều tất cả các nhóm ngành với thanh khoản tích cực lên mức 23k tỷ, tâm lý hưng phấn đang lan rộng và kháng cự 1250 sẽ sớm được kiểm định, tuy vậy áp lực tỷ giá đang gia tăng vẫn là rủi ro tiềm ẩn, nhà đầu tư không nên quá hưng phấn mà cần chuyển qua giai đoạn thận trọng.
VNIndex chứng kiến phiên tăng thứ 5 liên tiếp, đóng cửa tại 1,235 (+0,9%) với GTGD hơn 21,553 tỷ đồng. Thị trường mở cửa tích cực sau kỳ nghỉ lễ với nhiều tin tức hỗ trợ bao gồm việc Tổng thống Mỹ Biden đến thăm Việt Nam trong tuần này, PMI Việt Nam quay trở lại mức trên 50,0 trong tháng 8, sau 5 tháng sụt giảm liên tiếp.
Nhóm dầu khí tích cực theo xu hướng tăng mạnh của giá dầu thế giới: BSR +3.5%, PVS +3%, PVD +1.6%. Ngành tiện ích chứng kiến PC1 tăng trần và TV2 +3% do yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ khởi công xây dựng một phần dự án đường dây 500kV trong tháng 9 này.
Cổ phiếu ngân hàng chứng kiến MBB +3,5% sau khi Novaland công bố bổ sung tài sản đảm bảo cho khoản vay tại ngân hàng.
Một số mã tăng mạnh khác như: NVL +5%, VNM +3% với lượng mua ròng từ khối ngoại, FMC +4% nhờ KQKD tháng 8 cao kỷ lục, HCM +2,5% vượt trội so với các cổ phiếu khác trong ngành, DGC +4%.
Trong phiên Khối ngoại bán ròng: -303 tỷ đồng.
Video livestream cập nhật dòng tiền ngày 12h10 hàng ngày trên Youtube
*Khuyến nghị trading phục thuộc nhiều vào diễn biến thị trường trong phiên, anh chị tham gia group tư vấn của Faviz để được hỗ trợ trực tiếp.
Tài chính quốc tế:
Các chỉ số chính của chứng khoán Mỹ đồng loạt giảm điểm trong phiên giao dịch đầu tiên của tuần mới, sau kỳ nghỉ lễ.
Theo đó, chỉ số Dow Jones Industrial Average giảm 195,74 điểm, tương đương 0,56%, xuống 34.641,97 điểm. Chỉ số S&P 500 thấp hơn 0,42% ở ngưỡng 4.496,83 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 0,08% xuống còn 14.020,95 điểm.
Chứng khoán châu Á - Thái BÌnh Dương diễn biến trái chiều trong phiên giao dịch 4/9 sau khi một số dữ liệu kinh tế trong khu vực được công bố. Tại Australia, chỉ số S&P/ASX 200 giảm 0,061% trong ngày ngân hàng trung ương nước này không tăng lãi suất điều hành. Còn tại Trung Quốc, các chỉ số Shanghai Composite, Shenzhen Component giảm lần lượt 0,71% và 0,67% trước số liệu cho thấy lĩnh vực dịch vụ tại nước này tăng với tốc độ chậm trong tháng 8. Cùng chung diễn biến tiêu cực, chỉ số Hang Seng (Hong Kong) mất 2,06%, dẫn đầu đà giảm của khu vực. Trong khi đó, chỉ số Kospi của chứng khoán Hàn Quốc cũng giảm 0,09%. Ở chiều ngược lại, chỉ số Nikkei 225 (Nhật Bản) tăng liên tục bảy phiên liên tiếp chốt phiên ở ngưỡng 33.036,76 điểm, lần đầu cán mốc 33.000 điểm kể từ ngày 1/8.
Tintức:
Ngân hàng Dự trữ Australia (RBA) giữ nguyên lãi suất tham chiếu ở ngưỡng 4,1% trong cuộc họp diễn ra ngày 4/9. Đây là tháng thứ ba liên tiếp lãi suất tại xứ sở Kangaroo không có sự điều chỉnh tăng hoặc giảm. Thống đốc RBA Philip Lowe cho biết lạm phát tại quốc gia này qua giai đoạn đỉnh cao và tiếp tục suy yếu trong tháng 7. Nhưng theo quan điểm của ông, “áp lực giá cả vẫn neo cao và không sớm quay trở lại mục tiêu đã đặt ra”.
Theo hãng tin Saudi Press Agency, Arab Saudi quyết định kéo dài thời gian áp dụng kế hoạch cắt giảm sản lượng dầu thô 1 triệu thùng/ngày cho tới cuối năm 2023. Như vậy, trong ba tháng tới, sản lượng dầu của quốc gia này sẽ dừng lại ở ngưỡng gần 9 triệu thùng/ngày. Kế hoạch trên sẽ được các cơ quan chức năng đánh giá sau từng tháng. Trước đó, Arab Saudi cùng nhiều quốc gia thành viên OPEC+ cùng nhau tự nguyện cắt giảm 1,66 triệu thùng một ngày trong một kế hoạch kéo dài tới cuối năm sau. Giá dầu ngay lập tức bật tăng trước thông tin này với Brent lần đầu vượt mốc 90 USD/thùng trong năm 2023.
Lĩnh vực dịch vụ của Ấn Độ tăng trưởng với tốc độ chậm hơn trong tháng 7, theo kết quả khảo sát của S&P Global. Cụ thể, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) lĩnh vực này đạt 60,1 điểm trong tháng 8, thấp hơn 2,2 điểm so với tháng liền kề trước đó. Tuy nhiên, điểm sáng trong tháng vừa qua tới kim ngạch xuất khẩu dịch vụ, với mức tăng mạnh nhất kể từ năm 2014. “Châu Á - Thái Bình Dương, châu Âu, Bắc Mỹ và Trung Đông là những khu vực ghi nhận nhu cầu cao nhất”, theo nội dung kết quả khảo sát.
Lạm phát toàn phần tại Philippines lần đầu tiên mạnh lên trong bảy tháng. Cụ thể, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại quốc đảo này tăng 5,3% trong tháng 8, vượt qua mức tăng 4,7% của tháng 7 đồng thời cao hơn dự báo đi ngang của giới chuyên gia. Tuy nhiên, lạm phát lõi (không bao gồm chi phí năng lượng và một số nhóm thực phẩm) lại chỉ đạt 6,1% trong cùng giai đoạn, thấp hơn mức tăng 6,7% của tháng liền kề trước đó.
Theo kết quả khảo sát của Caixin, lĩnh vực dịch vụ của Trung Quốc ghi nhận mức tăng trưởng thấp nhất kể từ tháng 12/2022. Cụ thể, chỉ số PMI Caixin đối với lĩnh vực dịch vụ đạt 51,8 điểm trong tháng 8, thấp hơn so với ngưỡng 54,1 điểm của tháng 7. Tuy nhiên, kết quả khảo sát vẫn cho thấy sự lạc quan của các doanh nghiệp về triển vọng nền kinh tế trong vòng 12 tháng tới, qua đó dựng sẵn kịch bản mở rộng hoạt động.
Còn theo kết quả thống kê của Ngân hàng Au Jibun, lĩnh vực dịch vụ của xứ sở mặt trời mọc lại tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 5. Cụ thể, chỉ số PMI lĩnh vực này đạt 54,3 điểm trong tháng 8, cao hơn 0,5 điểm so với tháng trước đó. Đơn vị này nhấn mạnh đà tăng số lượng các doanh nghiệp mới góp phần thúc đẩy hoạt động dịch vụ trong tháng vừa qua. Bên cạnh đó, mức tăng trưởng còn tới từ xu hướng gia tăng chi tiêu, tiêu dùng dịch vụ của người dân
Ở một diễn khác, chi tiêu hộ gia đình tại Nhật Bản sụt giảm với tốc độ nhanh nhất gần 18 tháng trong tháng 7 trước tác động từ lạm phát. Cụ thể, mức giảm trong tháng 7 đạt 5% so với cùng kỳ năm ngoái, gấp đôi dự báo giảm 2,5% của giới chuyên gia. Áp lực giá cả khiến cho người dân chi ít tiền hơn cho thực phẩm và nhà cửa nhưng buộc họ phải trả thêm tiền thuê nhà và phương tiện đi lại. Chi tiêu cho dịch vụ ăn uống và giải trí cũng đi lên trong cùng giai đoạn.
CPI tháng 8 của Hàn Quốc tăng 3,4% so với cùng kỳ năm ngoái, vượt lên trên mức tăng 2,3% của tháng 7 và dự báo tăng 2,7% của giới chuyên gia. Đây là tháng đầu tiên áp lực giá cả tại xứ sở kim chi mạnh lên kể từ đầu năm. Nếu tính vắt tháng, CPI tăng 1% so với tháng 7, tiếp tục cao hơn dự báo.
Hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ tại Anh lần đầu tiên sụt giảm kể từ tháng 1/2023 trước ảnh hưởng từ môi trường lãi suất cao. Cụ thể, chỉ số PMI S&P Global/CIPS giảm từ 51,5 điểm trong tháng 7 xuống 49,5 điểm vào tháng 8, thấp nhất kể từ đầu năm. Trong khi đó, chỉ số PMI tổng hợp (bao gồm cả dịch vụ và sản xuất) cũng sụt giảm từ 50,8 điểm xuống 48,6 điểm trong cùng giai đoạn.