Lạm phát Mỹ giảm mạnh, áp lực Fed giảm đi trong kỳ họp tới
12/07/2023 | 17:21
View: 4915
VNindex có phiên tăng điểm thứ 4 liên tiếp đóng cửa trên mức hỗ trợ 1150, việc trụ vững và đóng cửa quanh hỗ trợ 1150 sẽ là động lực để VNindex tiếp tục đà tăng hướng đến kháng cự chính 1200 điểm, theo đó nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ cổ phiếu cho mục tiêu 1200 điểm
VNIndex biến động sau đó nỗ lực hồi phục và đóng cửa trong sắc xanh tại 1.154,2 điểm (+2.43, +0,21%) với thanh khoản đạt 14,380 tỷ đồng (-12% so với hôm qua), phiên tăng thứ 4 liên tiếp và vẫn giữ trên mức 1.150. Chỉ số VN30 giảm nhẹ, đóng cửa ở mức 1,146.54 (-0.13, -0.01%)
Thông tin tích cực từ AEON Mall Việt Nam cho thấy thu nhập hoạt động từ tháng 3 đến tháng 5 tăng 43% so với cùng kỳ, bên cạnh đó theo VAMA, doanh số bán ô tô cải thiện 15% so với tháng trước. Đây có thể là một dấu hiệu sớm cho thấy hoạt động tiêu dùng đã trở lại.
Theo thông tin từ truyền thông STB (-1%) đã cho vay một dự án bất động sản mà quyền sở hữu của dự án này được cho là không hợp pháp. Chúng tôi cho rằng điều này sẽ không ảnh hưởng đến các yếu tố căn bản của STB nhưng có thể ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư, do đó cổ phiếu này đã giảm điểm trong phiên hôm nay. Khác với hôm qua, các cổ phiếu ngân hàng hôm nay hoạt động kém hiệu quả với CTG -1% và nhiều ngân hàng tư nhân giảm với LPB giảm 3%. Tuy nhiên, VCB tăng 1%.
Nhóm chứng khoán cũng suy yếu, với VND -2%, HCM -1,3%, SSI giảm 0,5% dù HNX đã công bố lộ trình thử nghiệm hệ thống giao dịch KRX với kỳ vọng hoàn thành vào cuối năm nay.
Nhóm bất động sản nổi bật với các cổ phiếu Vingroup: VRE +3%, VHM +2% và VIC +1%, PDR tăng 4%.
Ngành tiêu dùng với VNM có thêm một phiên khởi sắc (+1%) với thêm thông tin giá sữa bột giảm (-11% so với đầu năm) sẽ hỗ trợ biên lợi nhuận của VNM trong năm nay và năm sau.
Trong phiên Khối ngoại mua ròng: -442tỷđồng.
Video livestream cập nhật dòng tiền ngày 12h10 hàng ngày trên Youtube
*Khuyến nghị trading phục thuộc nhiều vào diễn biến thị trường trong phiên, anh chị tham gia group tư vấn của Faviz để được hỗ trợ trực tiếp.
Tài chính quốc tế:
Các chỉ số chính của chứng khoán Mỹ tăng mạnh sau khi chỉ số CPI của Mỹ (3%) được công bố, thấp hơn kỳ vọng và cũng gần về mức mục tiêu của FED. Tuy nhiên, áp lực bán cuối phiên và kỳ vọng về lợi nhuận quý 2 làm chỉ số Down Jones chững lại cuối phiên, trong khi nhóm công nghệ nhạy cảm với lãi suất vẫn duy trì đà tăng . Chỉ số Dow Jones tăng 75.22 điểm, tương đương 0.93% về 34,261.42; chỉ số S&P 500 tăng 29.73 điểm tương đương với 0.74% lên 4,472.16; chỉ số Nasdaq Composite tăng 158.26 tương đương1.15% lên 13,918.96, chỉ số Nasdaq Composite đang cho thấy xu hướng tăng điểm mạnh mẽ sau khi "Vượt đỉnh 52 tuần".
Hình 2: Chỉ số Nasdaq đã vượt đỉnh mạnh mẽ tại kháng cự Fibonnaci 61.8.
Chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương diễn biến trái chiều trong phiên giao dịch 12/7. Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,81% xuống 31.943,93 điểm, lần đầu mất mốc 32.000 điểm sau hơn một tháng. Chứng khoán Trung Quốc cùng chung đà giảm với chỉ số Shanghai Composite giảm 0,78% trong khi chỉ số Shenzhen Component giảm 0,99. Ở chiều ngược lại, chỉ số Hang Seng dẫn đầu đà tăng với 1,08%. Theo sau đó, các chỉ số Kospi (Hàn Quốc) tăng 0,48% và S&P/ASX 200 (Australia) có thêm 0,38%.
Tin Tức:
Lạm phát tại Mỹ giảm xuống ngưỡng thấp nhất hơn hai năm trong tháng 6. Cụ thể, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại nền kinh tế số một thế giới tăng 0,2% so với tháng 5/2022 và 3% so với cùng kỳ năm trước, thấp nhất kể từ tháng 4/2021. Con số thực tế thấp hơn dự báo tăng lần lượt 0,3% và 3,1% của Dow Jones. Nếu loại bỏ chi phí năng lượng và thực phẩm, CPI lõi tăng vắt năm 4,8%, tiếp tục thấp hơn kỳ vọng.
Ngân hàng Dự trữ New Zealand (RBNZ) giữ nguyên lãi suất tham chiếu ở ngưỡng 5,5%, lần dừng tăng lãi suất đầu tiên kể từ tháng 10/2021. RBNZ cho biết mức lãi suất hiện tại “đang tác động tiêu cực tới tiêu dùng và áp lực phát đúng như dự kiến”. Tuy nhiên, cơ quan này cho biết lãi suất cần “duy trì trong vùng hạn chế trong thời gian tới” nhằm đảm báo lạm phát quay trở lại ngưỡng mục tiêu 1-3%.
Chỉ số giá sản xuất tại Nhật Bản tăng 4,1% trong tháng 6 so với cùng kỳ năm ngoái, tháng suy yếu thứ sáu liên tiếp. Con số thực tế thấp hơn mức tăng 5,2% của tháng 5 đồng thời là mức tăng chậm nhất kể từ tháng 4/2021. Chỉ số trên phản ánh mức giá hàng hóa và dịch vụ mà các doanh nghiệp giao dịch trực tiếp với nhau.
Tỷ lệ thất nghiệp tại Hàn Quốc tăng từ 2,5% lên 2,6% vào tháng 6. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm ngoái, số lượng người thất nghiệp lại giảm 0,4% xuống 763.000 người. Trong khi đó, tỷ lệ người dân thất nghiệp trên tổng dân số xứ sở kim chi đạt 63,5%, tăng 0,6% so với tháng 6/2022.
8 ngân hàng lớn nhất tại Anh “tiếp tục thể hiện sức chống chịu tốt” trong môi trường kinh tế “xấu hơn nhiều” so với thời điểm hiện tại, qua đó giữ vững khả năng hỗ trợ các hộ gia đình và doanh nghiệp nước này trong bối cảnh chính sách tiền tệ thắt chặt. Đó chính là kết quả của bài kiểm tra áp lực mà Ngân hàng trung ương Anh (BoE) thực hiện đối với 8 định chế bao gồm NatWest, HSBC, Barclays, Standard Chartered, Lloyds, Santander, Nationwide và Virgin Money.
Trong báo cáo Ổn định tài chính của BoE, cơ quan này cho biết có tới hơn 2 triệu người đi vay thế chấp phải trả thêm từ 200 bảng tới 499 bảng mỗi tháng tính tới cuối năm 2026. Trong khi đó, gần 1 triệu người phải chịu mức tăng mức chi trả cao hơn 500 bảng trong cùng giai đoạn. Tuy nhiên, con số này vẫn thấp hơn so với giai đoạn tiền khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Thống đốc Ngân hàng Dự trữ Australia (RBA) - Philip Lowe thừa nhận khả năng “tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ nhằm đưa lạm phát về ngưỡng mục tiêu” dù dừng tăng lãi suất trong cuộc họp gần nhất. Quyết định tiếp theo sẽ phụ thuộc “vào diễn biến lạm phát và nền kinh tế”, ông chia sẻ. Trong kỳ họp đầu tháng 8 tới, RBA sẽ công bố một loạt dự báo chỉ số kinh tế mới, cùng với đó là bản đánh giá những rủi ro mà nền kinh tế phải đối mặt, ông cho biết.