Trước giờ giao dịch 28.04.2024: VN-index phục hồi nhẹ sau nhịp giảm mạnh, dòng tiền tiếp tục suy yếu
28/05/2024 | 07:46
View: 11013
VN-index có phiên phục hồi nhẹ với dòng tiền tìm đến các nhóm ngành có thành khoản thấp vốn hóa nhỏ. Thị trường bước vào nhịp điều chỉnh khi nhóm dẫn sóng mất khỏi xu hướng.
Thanh khoản thị trường chỉ còn gần 16 nghìn tỷ đồng, giảm hơn 50% so phiên trước đó. Độ rộng thị trường tiếp tục sụt giảm, với 21/153 mã cổ phiếu ghi nhận dòng tiền duy trì tích cực. Chỉ báo tâm lý thị trường giảm nhẹ về 63/100 điểm, sự hưng tiếp tục suy giảm.
Khuyến nghị:
Nhóm dẫn sóng: VCI, HCM, SSI (đã chốt 100% tỷ trọng, mất khỏi xu hướng tăng điểm)
Nhóm Cao su - KCN: GVR, PHR, DPR (Chốt lời từng phần khi thị trường rủi ro)
Cổ phiếu đầu tư: HPG, REE (Áp lực thị trường sẽ mở ra cơ hội mua trung hạn)
Tham khảo danh mục khuyến nghị của Faviz Stockpicks: Tại đây.
Dòng tiền có tiêu cực khi cầu mua lên yếu dần
Trong phiên hôm nay, Khối ngoại giao dịch ròng: -518,0 tỷ đồng.
*Khuyến nghị trading này phục thuộc nhiều vào diễn biến thị trường trong phiên, anh chị cần liên lạc với Faviz để được tư vấn cụ thể.
Thế giới:
Chứng khoán Mỹ, có kỳ nghỉ lễ.
Chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương đồng loạt tăng điểm trong phiên giao dịch đầu tuần. Dẫn đầu đà tăng của khu vực là chứng khoán Hàn Quốc với chỉ số Kospi tăng 1,32%. Theo sau đó, chỉ số Hang Seng (Hong Kong) tăng 1,17%
Video nhận định thị trường hàng ngày và phân tích cổ phiếu
Tintức trong nước:
3 chủ nợ đồng ý hoán đổi khoản nợ hàng trăm tỷ thành cổ phần tại TTC Land, mã SCR (chi tiết)
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ba 'bứt phá' để tăng năng suất lao động (chi tiết)
Shanghai Guangwei Electric, nhà sản xuất thiết bị cho ô tô điện sắp rót 700 triệu USD vào Bắc Ninh (chi tiết)
Bộ Công Thương sẽ đẩy mạnh đàm phán FTA mới với đối tác tiềm năng (chi tiết)
Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc nối lại đàm phán FTA (chi tiết)
Indonesia sẽ nộp đơn xin gia nhập CPTPP trong năm nay (chi tiết)
Các “ông lớn” bán lẻ trong cuộc đua hạ giá (chi tiết)
Lãi suất tiết kiệm tăng trở lại, tỷ giá giảm áp lực (chi tiết)
Ngân hàng Nhà nước bơm ròng 99.165 tỷ đồng, lãi suất liên ngân hàng vượt 5% (chi tiết)
🇯🇵 Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) Kazuo Ueda cho biết cơ quan này sẽ “hành động thận trọng với mối quan tâm lớn nhất là lạm phát”. Chia sẻ tại một sự kiện được chính BoJ tổ chức, ông Ueda thừa nhận việc xác định ngưỡng lãi suất trung lập tại Nhật Bản là một nhiệm vụ khó khăn khi nước này thiếu vắng những bước điều chỉnh lãi suất lớn trong nhiều năm qua. Đây chính là lý do quá trình xác định mức độ phản ứng của nền kinh tế trước sự thay đổi của chính sách tiền tệ. Trước đó, trước thực tế lạm phát cao và đồng yên mất giá, BoJ đã có lần đầu tiên nâng lãi suất sau 17 năm, khép lại kỷ nguyên lãi suất âm toàn cầu. Tuy nhiên, việc tăng lãi suất lại ảnh hưởng tiêu cực tới tăng trưởng, vốn là điều mà quốc gia này khao khát sau nhiều thập kỷ đình trệ.
🇨🇳 🇰🇷 Trung Quốc chào mừng các doanh nghiệp Hàn Quốc, trong đó có Samsung, mở rộng hoạt động đầu tư tại quốc gia này, Thủ tướng Lý Cường chia sẻ trong cuộc họp với Tổng giám đốc “ông lớn” công nghệ tới từ Hàn Quốc Lee Jae-yong. “Trung Quốc luôn mở rộng cánh cửa đối với các công ty tới từ xứ sở kim chi, coi đây là động lực phát triển không thể thiếu hụt đối với nền kinh tế số hai thế giới, ông Lý nhấn mạnh. Còn theo ông Lee, dòng tiền đầu tư của Samsung hình thành nên mối quan hệ đối bên cùng có lợi giữa hai đất nước, qua đó kêu gọi Trung Quốc xây dựng môi trường kinh doanh tốt hơn đối với các doanh nghiệp nước ngoài.
🇨🇳 Lợi nhuận của các doanh nghiệp sản xuất tại Trung Quốc tăng 4,3% trong tháng 4 so với cùng kỳ năm ngoái lên 2.090 tỷ nhân dân tệ (228,6 tỷ USD). Tốc độ tăng trưởng tháng vừa qua tương đương với giai đoạn ba tháng đầu năm 2024. Công tác thống kê được áp dụng đối với các doanh nghiệp có doanh thu hàng năm đạt ít nhất 20 triệu nhân dân tệ.
🇪🇺 Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) phát tín hiệu rõ ràng rằng cơ quan này sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất vào cuộc họp tuần tới khi kinh tế trưởng Philip Lane phủ nhận những quan ngại về rủi ro có thể xảy ra khi ECB tiến hành nới lỏng chính sách tiền tệ trước Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed). Trong bài phỏng vấn với Financial Times, ông cho biết đây là thời điểm phù hợp để ECB buông bỏ quan điểm thắt chặt chính sách tiền tệ ở ngưỡng cao nhất”. Với bước đi này, ECB có thể sẽ xóa tan những chỉ trích trước đó đã chậm chân hơn so với các ngân hàng trung ương khác trong cuộc chiến chống lạm phát.