Trước giờ giao dịch: Dòng tiền đổ mạnh vào ngân hàng
05/08/2023 | 10:11
View: 4045
VNindex tăng mạnh phiên thứ 2 liên tiếp lên vùng 1240 điểm, nhóm cổ phiếu ngân hàng là tâm điểm thu hút dòng tiền và kéo chỉ số chính trong ngày đầu tiên VN30 niêm yết danh mục mới, thanh khoản tiếp tục tăng mạnh lên mức 23k tỷ đồng, dòng tiền duy trì rất mạnh mẽ, theo đó nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ cổ phiếu và bắt đầu tiến hành chóit lời khi chỉ số tiệm cận vùng 1280 điểm.
VNIndex tăng 15 điểm, đóng cửa tại 1,241.4 điểm (+1.3%). Thanh khoản đạt 22,003 tỷ đồng. Đặc biệt, xuất hiện giao dịch thỏa thuận ACB giữa các nhà đầu tư nước ngoài, với tổng giá trị 3,202 tỷ đồng.
Nhóm ngân hàng CTG dẫn đầu +5% nhờ KQKD tốt hơn kỳ vọng, trong khi BID và VCB chỉ +1%. Ở nhóm NHTM tư nhân, STB +4%, LPB +7%, TCB +2% và VPB +2% trong khi ACB là mã duy nhất giảm -3%.
Nhóm bất động sản có VRE +3%, VIC +3%, NVL +2% trong khi VHM giảm nhẹ, các cổ phiếu vốn hóa nhỏ nhỏ bị chốt lời sau phiên tăng hôm thứ Sáu.
Nhóm hàng tiêu dùng có VNM +2.6%, MSN +2%, ngành thủy sản cũng khởi sắc dù giá cá tra trong nước đang giảm.
Cổ phiếu tiêu dùng có FRT +2,5%, PNJ và MWG cùng tăng 1,5%.
Dòng thép với HPG +1% phát khi công bố sản lượng tiêu thụ tháng 7 +10% so với cùng kỳ và +4% so với tháng trước trong khi đó công ty cũng thông báo giảm giá bán thép thanh kể từ hôm nay.
Trong phiên Khối ngoại bán ròng: -393 tỷđồng.
Video livestream cập nhật dòng tiền ngày 12h10 hàng ngày trên Youtube
*Khuyến nghị trading phục thuộc nhiều vào diễn biến thị trường trong phiên, anh chị tham gia group tư vấn của Faviz để được hỗ trợ trực tiếp.
Tài chính quốc tế:
Các chỉ số chính của chứng khoán Mỹ đồng loạt tăng điểm trong phiên giao dịch đầu tuần mới.
Theo đó, chỉ số Dow Jones Industrial Average tăng 407,51 điểm, tương đương 1,16%, lên 35.473,13 điểm. Đây là mức tăng điểm mạnh nhất của chỉ số này trong một phiên giao dịch kể từ ngày 15/6 với sự hỗ trợ từ mức tăng 4% giá cổ phiếu của Tập đoàn sinh học Amgen
Trong khi đó, chỉ số S&P 500 tăng 0,9% lên 4.518,44 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite chỉ tăng 0,61% lên 13.994,4 điểm với, phần nào bị giới hạn bởi diễn biến giảm giá cổ phiếu của Tesla sau thông tin Giám đốc tài chính Zach Kirkhorn từ chức.
Chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương phần lớn giảm điểm trong phiên giao dịch đầu tuần khi nhà đầu tư chờ đợi kết quả báo cáo lạm phát và thương mại tháng 7 của Trung Quốc. Tại quốc gia tỷ dân này, chỉ số Shanghai Composite giảm 0,59% trong khi chỉ số Shenzhen Component mất 0,83% khi hoạt động xuất, nhập khẩu tháng vừa qua được dự báo tiếp tục sụt giảm. Còn tại Hàn Quốc, chỉ số Kospi giảm 0,85%, phiên giảm thứ tư liên tiếp. Cùng chung diễn biến tiêu cực, chỉ số S&P/ASX 200 của Australia giảm 0,22%, chỉ số Hang Seng (Hong Kong) giảm nhẹ 0,008%. Ở chiều ngược lại, chỉ số Nikkei 225 của chứng khoán Nhật Bản hồi phục tăng 0,19%.
Tintức:
Giá lúa mì tăng vọt trong phiên giao dịch đầu tuần sau khi một tàu hải quân và một tàu chở dầu của Nga bị tấn công, qua đó làm gia tăng quan ngại về tình trạng gián đoạn hoạt động xuất khẩu mặt hàng này từ xứ sở bạch dương. Giá lúa mì tương lai có thời điểm tăng 3,4% lên 6,545 USD/giạ trên sàn giao dịch hàng hóa Chicago so với mức giá chốt phiên giao dịch gần nhất.
Kinh tế Indonesia tăng trưởng 5,17% trong quý II so với cùng kỳ năm trước, cao hơn so với dự báo 4,93% của giới chuyên gia. Nếu tính vắt quý, nền kinh tế số một Đông Nam Á tăng 3,86%. Kết quả trên có được nhờ vào mức tăng chi tiêu chính phủ (10,6%) và đầu tư (4,6%). Kinh tế Indonesia thể hiện sức chống chọi tốt trong bối cảnh hoạt động thương mại toàn cầu sụt giảm. Trước đó, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo kinh tế xứ vạn đảo tăng trưởng 5-5,3% trong năm nay.
Lạm phát toàn phần của Thái Lan tăng 0,38% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn dự báo 0,64% của giới chuyên gia, theo dữ liệu từ chính phủ nước này. Đây là tháng thứ ba liên tiếp lạm phát tại xứ sở Chùa Vàng thấp hơn ngưỡng mục tiêu 1-3% của ngân hàng trung ương.
Theo nội dung biên bản cuộc họp gần nhất, Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) thừa nhận sẽ không sớm thay đổi quan điểm giữ lãi suất điều hành thấp hơn 0%. Bên cạnh đó, cơ quan này cho biết cơ chế kiểm soát đường cong lợi suất trái phiếu chính phủ cần phải được duy trì. Trong cuộc họp tháng 7, BoJ giữ lãi suất ở ngưỡng -0,1% nhưng cho biết sẽ “linh hoạt” kiểm soát đường cong lợi suất bằng cách không ấn định cứng giới hạn hai đầu.
Lợi nhuận của Saudi Aramco, công ty dầu mỏ lớn nhất thế giới, sụt giảm hơn 1/3 trong quý II sau khi đạt đỉnh trong năm ngoái trong bối cảnh chính phủ Arab Saudi tiến hành cắt giảm sản lượng khi giá dầu xuống thấp. Cụ thể, lợi nhuận ròng của doanh nghiệp này trong quý vừa qua đạt 30,1 tỷ USD,thấp hơn 38% so với kỳ lục 48,4 tỷ USD ghi nhận trong năm 2022. Tuy nhiên, con số thực tế cao hơn dự báo 29,8 tỷ USD của giới chuyên gia.
Sản lượng công nghiệp của Đức giảm 1,5% trong tháng 6 so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn dự báo giảm 0,4% của giới chuyên gia. Dù số lượng đơn hàng sản xuất đối với các doanh nghiệp nước này tăng 7% trong cùng giai đoạn, nhưng đó là những đơn hàng có giá trị lớn đối với một nhóm nhỏ các doanh nghiệp, ví dụ như Airbus. Báo cáo này cũng đưa ra dự báo nhu cầu và sản lượng tiếp tục đi lùi trong quý III.
Các doanh nghiệp lớn nhất châu Âu chịu thiệt hại ít nhất 100 tỷ USD kể từ sau khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra, theo ước tính của Financial Times. Trong thống kê được FT thực hiện đối với 600 doanh nghiệp lớn nhất lục địa già, 176 doanh nghiệp ghi nhận tình trạng suy giảm tài sản, thiệt hại từ chênh lệch tỷ giá và những khoản lỗ khác như việc phải bán, đóng cửa hoặc cắt giảm sản xuất, kinh doanh tại xứ sở bạch dương.