08/01/2024 Vnindex sẽ sớm kiểm tra vùng kháng cự 1160 điểm
07/01/2024 | 22:17
View: 4235
Vnindex tăng điểm 4 phiên liên tiếp lên vùng 1154 với tâm điểm là nhóm cổ phiếu ngân hàng tiếp tục kéo điểm số, giá trị giao dịch duy trì ở mức trung bình 16k tỷ, dự kiến Vnindex sẽ sớm kiểm tra vùng kháng cự 1160 điểm và xa hơn là 1180 trong các phiên giao dịch tiếp theo.
Bảng cập nhật khuyến nghị:
Ngành
Cổ phiếu
Catalyst đầu tư dài hạn
Định giá
Vị thế dài hạn
Vị thế trading
CNTT
FPT
Tăng trưởng mạnh mẽ ở tất cả các khối kinh doanh
120
Nắm giữ
Mở mua 91
Dầu khí
PVS
Kỷ nguyên vàng khi lô B khởi công
50
Nắm giữ
Dầu khí
GAS
100
Nắm giữ
Mở mua 82
Thực phẩm
VNM
Giá sửa nguyên liệu giảm cải thiện biên LNG, khối ngoại yêu thích trở lại
100
Nắm giữ
Mở mua 72
Bán lẻ
MWG
Bách hóa xanh thành công chinh phục người tiêu dùng
70
Nắm giữ
Mở mua 42
Ngân hàng
ACB
Tăng trưởng bền vững, chi phí vốn giảm,không TPDN
28
Nắm giữ
Mở mua 21.6
Ngân hàng
CTG
38
Nắm giữ
Ngân hàng
MBB
24
Chứng khoán
SSI
Kì vọng KRX đi vào vận hành, danh mục tự doanh bền vững
38
Chốt lời 33.8
Chứng khoán
VCI
42
Chứng khoán
VIX
20
Hóa chất
DGC
Phốt pho vàng tăng giá, nhu cầu nguyên liệu sản xuất bán dẫn tăng mạnh
100
Chốt lời 100
Chốt lời 100
Thủy sản
VHC
Đơn hàng phục hồi, nhu cầu tăng mạnh vào cuối năm
90
Nắm giữ
Chốt lời 75
Phân đạm
DCM
Giá phân bón tăng trở lại, nhà máy hết khấu hao
40
Nắm giữ
Mở mua 32
Phân đạm
DPM
45
Nắm giữ
Vận tải biển
HAH
Giá cước vận tải biển tăng, bổ sung đội tàu mới
42
Nắm giữ
Vận tải biển
PVT
Giá cước vận tải dầu neo cao, bổ sung đội tàu mới
28
Thép
HPG
Tất cả các lò cao hoạt động trở lại, kinh tế Trung Quốc khởi sắc hỗ trợ giá thép
32
Chốt lời 27.8
VLXD
BMP
Cổ tức tiền mặt cao, nguyên vật liệu đầu vào giảm
95
Chỉ số VNIndex tăng nhẹ 0,3% (+3,96 điểm), đóng cửa ở mức 1.154,7 điểm, đánh dấu đà tăng kéo dài cả tuần. Nhóm ngân hàng dẫn dắt đà tăng của thị trường chứng khoán, mặc dù thị trường chứng khoán phải đối mặt với áp lực giảm từ các cổ phiếu bất động sản và thực phẩm & đồ uống vốn hóa lớn. Phiên giao dịch hôm nay đóng cửa với 221 mã tăng, 267 mã giảm và 95 mã đi ngang. Thanh khoản giảm còn 15.395 tỷ đồng.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng dẫn dắt thị trường với STB tăng 2,45%, tiếp theo là MBB (+1,99%), BID (+1,95%), VIB (+1,47%) và CTG (+1,4%). VCB (+0,4%) tiếp tục đà tăng trong tuần này. Các mã ngân hàng khác đều tăng dưới 1%. VPB giảm nhẹ 0,78%.
Trong nhóm bất động sản, nhóm cổ phiếu Vingroup (VIC -0,1%, VHM -0,8%, VRE -0,2%) giảm nhẹ dưới 1%, trong khi DIG (+2,45%), DXG (+1,04%), LGC (+3,19%), SZC (+3,24%), DPG (+2,53%) tăng.
Nhóm thực phẩm & đồ uống VNM (-0,3%), MSN (-0,3%), SAB (-0,8%) giảm nhẹ trong khi VHC (+4,1%) tăng mạnh. VHC đã tăng hơn 6% trong tuần này.
Trong các nhóm cổ phiếu khác, GAS (+0,7%), mã thép HPG (+0,2%), mã sản xuất cao su GVR (+1,9%), FPT (+0,2%) và mã bán lẻ MWG (+1,5%) đều tăng. Các mã hàng không VJC (- 0,2%) và HVN (-2,3%) giảm.
Khối ngoại bán ròng 423 tỷ đồng.
*Khuyến nghị trading phục thuộc nhiều vào diễn biến thị trường trong phiên, anh chị tham gia group tư vấn của Faviz để được hỗ trợ trực tiếp.
Tài chính quốc tế:
Chỉ số Nasdaq Composite khép lại chuỗi giảm điểm 5 phiên liên tiếp nhưng mức tăng nhẹ trong phiên giao dịch cuối tuần không thể giúp chỉ số này thoát khỏi “sắc đỏ” trong cả tuần qua.
Cụ thể, chốt phiên giao dịch 5/1, chỉ số Nasdaq tăng 0,09% lên 14.542,07 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 0,18% lên 4.697,24 điểm. Chỉ số Dow Jones Industrial Average cũng có thêm 25.77 điểm, hay 0,07%, lên 37.466,11 điểm.
Chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương diễn biến trái chiều trong phiên giao dịch cuối tuần. Tại Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composite giảm 0,85% trong khi chỉ số Shenzhen Component giảm 1,07%. Cùng chung diễn biến tiêu cực, các chỉ số Hang Seng (Hong Kong), Kospi (Hàn Quốc), S&P/ASX 200 (Australia) giảm lần lượt 0,66%; 0,35% và 0,07%. Ở chiều ngược lại, chỉ số Nikkei 225 của chứng khoán Nhật Bản tăng 0,27%, đánh dấu phiên tăng điểm đầu tiên trong năm mới 2024.
Tintức:
Lĩnh vực dịch vụ của Ấn Độ tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất trong vòng ba tháng gần đây. Cụ thể, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) HSBC India của nước này đạt 59 điểm trong tháng 12, cao hơn 2,1 điểm so với tháng liền kề trước đó. Đây là mức điểm cao nhất kể từ tháng 9/2023. “Nhu cầu thị trường lớn thúc đẩy doanh thu và các hoạt động kinh tế. Bên cạnh đó, số lượng việc làm mới gia tăng trong tháng thứ 9 liên tiếp trong khi niềm tin kinh doanh của doanh nghiệp cũng được cải thiện” là nguyên nhân giúp lĩnh vực tại quốc gia Nam Á này bùng nổ, theo nội dung báo cáo.
Lạm phát tại Philippines trong tháng 12 suy yếu với tốc độ nhanh nhất trong vòng 3 tháng trở lại đây. Cụ thể, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại quốc đảo này tăng 3,9%, thấp hơn mức tăng 4,1% của tháng liền kề trước đó. Đây đồng thời là mức tăng chậm nhất kể từ tháng 2/2022, đánh dấu tháng thứ ba liên tiếp áp lực giá cả suy giảm.
Kết quả một khảo sát tư nhân cho thấy xu hướng suy giảm hoạt động kinh tế tại Nhật Bản đã đảo chiều. Cụ thể, chỉ số PMI tổng hợp của Au Jibun Bank Japan trong tháng 12 đạt 50 điểm, tăng 0,4 điểm so với tháng liền kề trước đó. 50 điểm chính là mốc phân giới giữa hai xu hướng tăng và giảm. Trong tháng vừa qua, hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ được cải thiện, góp phần bù đắp cho xu hướng sụt giảm của hoạt động sản xuất.
Một tòa án tại Bắc Kinh đã chấp thuận đơn xin phá sản và thanh lý tài sản của Tập đoàn Tài chính Zhongzhi. Đây được coi là nỗ lực của chính quyền Trung Quốc nhằm sớm tìm ra giải pháp giải quyết những vấn đề mà tập đoàn này đang gặp phải. Trước đó, trong hàng thập kỷ, Zhongzhi đã xây dựng nên một mạng lưới đầu tư phức tạp, có liên quan tới nhiều doanh nghiệp đại chúng và các công ty phát triển bất động sản. Gần đây, tập đoàn này bị cảnh sát điều tra với cáo buộc vi phạm pháp luật. Trong năm 2023, công ty thừa nhận đang thiếu hụt khoảng 36,4 tỷ USD để hoạt động và chi trả các khoản nợ.
Lạm phát tại khu vực đồng tiền chung euro (Eurozone) “tăng nhiệt” trong tháng 12, đảo ngược xu hướng giảm trong 6 tháng liên tiếp trước đó. Cụ thể, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong khu vực tăng 2,9%, cao hơn 0,5% so với tháng 11. Áp lực giá cả gia tăng trở lại xuất phát từ việc nhiều quốc gia trong khối EU dừng chương trình trợ cấp chi phí khí đốt, điện và thực phẩm ra đời hồi năm ngoái. Kết quả trên đồng thời khiến cho giới đầu tư giảm bớt kỳ vọng về khả năng ECB sớm cắt giảm lãi suất vào tháng 3 tới.
Doanh số bán lẻ tại nền kinh tế số một châu Âu giảm mạnh hơn kỳ vọng trong tháng 11. Cụ thể, chỉ số trên thấp hơn 2,5% so với tháng 10, đẩy mức giảm kể từ đầu năm lên 3,3% so với cùng kỳ năm trước. Người tiêu dùng Đức thận trọng trong việc chi tiêu trước ảnh hưởng từ đà tăng chi phí sinh hoạt, lãi suất cao, giá nhà giảm và tăng trưởng thấp.
Thị trường lao động Mỹ tiếp tục thể hiện sức mạnh trong tháng cuối cùng của năm 2023. Cụ thể, nền kinh tế số một thế giới có thêm 216.000 việc làm phi nông nghiệp trong tháng 12, cao hơn 50.000 đơn vị so với tháng liền kề trước đó. Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp đi ngang ở ngưỡng 3,7%.