11/10/2023 Sự phân hoá tiếp tục diễn ra mạnh mẽ

11/10/2023 Sự phân hoá tiếp tục diễn ra mạnh mẽ

10/10/2023 | 14:30 View: 4140

 

Vnindex tăng điểm phiên thứ 3 liên tiếp lên vùng 1143 điểm, đà tăng chững lại ở phiên giao dịch buổi chiều, giá trị giao dịch cải thiện nhẹ lên mức 13,2k tỷ, dòng tiền tiếp tục phân hoá theo kết quả kinh doanh quý 3, các công ty chứng khoán đã thông báo ước tính KQKD quý 3 của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn, theo đó Vnindex sẽ có thể điều chỉnh tích luỹ trong phiên giao dịch ngày hôm nay và sự phân hoá tiếp tục diễn ra mạnh mẽ.

Chỉ số VNIndex kết thúc phiên giao dịch hôm nay ở mức 1,143.69 điểm, tăng 0.56% so với phiên hôm qua. Thanh khoản cũng tăng mạnh đạt 13,217 tỷ đồng, cao hơn 11.2% so với phiên hôm qua.

Các cổ phiếu đóng góp nhiều nhất trong phiên hôm nay đến từ nhiều nhóm ngành, bao gồm tác động đáng kể nhất từ ngân hàng với VCB (+1.8%), bất động sản với VHM (+2.1%) và thép với HPG (+2%).

Nhóm ngân hàng duy trì đà tăng trưởng, trong đó TCBACB dẫn đầu với giá cổ phiếu tăng 1.3%.

VIC (-0.7%) giảm trong phiên thứ hai liên tiếp, trong khi GAS (-0.2%) giảm sau khi tăng vào phiên hôm qua.

 

*Khuyến nghị trading phục thuộc nhiều vào diễn biến thị trường trong phiên, anh chị tham gia group tư vấn của Faviz để được hỗ trợ trực tiếp.

Tài chính quốc tế:

🇺🇸 Đà tăng điểm của chứng khoán Mỹ được nối dài sang phiên giao dịch 10/10.

Theo đó, chỉ số Dow Jones Industrial Average tăng 134,65 điểm, tương đương 0,4%, lên 33.739,3 điểm, đánh dấu phiên tăng thứ ba liên tiếp. Chỉ số S&P 500 tăng 0,52% lên 4.358,24 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 0,58%, lên 13.562,84 điểm.

🌏 Chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương diễn biến trái chiều khi nhà đầu tư chờ đón những diễn biến mới nhất từ cuộc xung đột trên dải Gaza. Dẫn đầu đà tăng của khu vực, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 2,4%, chỉ số Topix tăng 2,09%. Tại Australia, chỉ số S&P/ASX 200 tăng 1,01%, phiên tăng thứ hai liên tiếp. Cùng chung diễn biến tích cực, chỉ số Hang Seng (Hong Kong) tăng 0,84%. Ở chiều ngược lại, chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 0,26% còn 2.402,58 điểm, thấp nhất kể từ ngày 21/3. Chứng khoán Trung Quốc giảm điểm với chỉ số Shanghai Composite mất 0,7%; chỉ số Shenzhen Component “đi lùi” 0,56%.

Tin tức:

🇵🇭 Kim ngạch xuất khẩu của Philippines tăng 4,2% trong tháng 8, trái ngược với mức giảm 0,9% của tháng 7. Đây là tháng ghi nhận tốc độ gia tăng mạnh nhất kể từ đầu năm 2021. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu sụt giảm 13,1% so với tháng 8/2022, chậm hơn mức giảm 15,2% trong một tháng trước đó. Nhờ lý do trên, thâm hụt của quốc đảo này giảm khoảng 30% xuống còn 4,13 tỷ USD.

🇬🇧 Lạm phát hàng tạp phẩm tại Anh giảm tháng thứ bảy liên tiếp xuống ngưỡng thấp nhất trong vòng hơn một năm trở lại đây. Cụ thể, trong giai đoạn bốn tuần khép lại vào ngày 1/10, giá hàng hóa tạp phẩm tại xứ sở sương mù tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn mức tăng 12,2 của giai đoạn liền kề trước đó đồng thời là mức tăng thấp nhất kể từ tháng 7/2022, theo công ty nghiên cứu thị trường Kantar. Tom Steel, Giám đốc chiến lược Kantar cho biết: “Đây là lần đầu tiên kể từ năm ngoái, giá một số hàng hóa thiết yếu sụt giảm, giúp kéo giảm áp lực giá cả hàng hóa nói chung”.

🇨🇳 Công ty phát triển bất động sản tư nhân lớn nhất Trung Quốc - Country Garden cảnh báo nhà đầu tư về khả năng không thể hoàn thành nghĩa vụ trả nợ các khoản nợ quốc tế. Trong báo cáo gửi tới Sàn giao dịch chứng khoán Hong Kong, doanh nghiệp này cho biết hiện đang đối diện với áp lực tài chính “lớn” khi doanh số bán nhà không đạt kỳ vọng kể từ đầu năm 2023. Country Garden hiện đang tìm kiếm các giải pháp nhằm hạn chế những rủi ro vỡ nợ.

🌐 Trong báo cáo triển vọng kinh tế thế giới mới nhất, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) nâng dự báo tăng trưởng đối với kinh tế Mỹ thêm 0,3% trong năm nay, từ 1,8% lên 2,1%. Trong khi đó, mức tăng cho năm 2024 cao hơn trước đó 0,5%, đạt 1,5%. Ở chiều ngược lại, cơ quan này mang quan điểm bi quan hơn đối với kinh tế Liên minh châu Âu khi hạ dự báo tăng trưởng cho khu vực này trong năm 2023 từ 0,9% xuống 0,7% và năm 2024 từ 1,5% còn 1,2%. IMF đồng thời giữ nguyên dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2023 ở ngưỡng 3%. Triển vọng cho năm 2024 có phần cải thiện từ 2,8% lên 2,9%.

Theo IMF, “một số cơn gió chướng đối với kinh tế toàn cầu đang có dấu hiệu thoái trào”, IMF ám chỉ tới việc Tổ chức Y Tế Thế giới (WTO) không còn coi Covid-19 là tình trạng y tế khẩn cấp; chuỗi cung ứng dần ổn định trở lại và áp lực đối với thị trường tài chính toàn cầu thuyên giảm sau khi Credit Suisse và một số ngân hàng tại Mỹ phá sản. Tuy nhiên, IMF cảnh báo vẫn còn nhiều thách thức trong thời gian tới, bao gồm xu hướng suy yếu sản xuất; lĩnh vực dịch vụ phục hồi chậm và cuộc đua thắt chặt chính sách toàn cầu nhằm kiểm soát lạm phát.

 

 

Takido - Hoàng Hân - Phúc Hiển

 

Tags:

 
TRẢI NGHIỆM MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CỦA FAVIZ NGAY HÔM NAY
Đăng ký trải nghiệm