Trước giờ giao dịch: Nhịp chỉnh lành mạnh của Index
03/08/2023 | 15:40
View: 3724
VNindex điều chỉnh giảm 10 điểm về vùng hỗ trợ mạnh 1210, dòng tiền có sự phân hoá mạnh mẽ khi chốt lời mạnh nhóm thép và dầu khí trong khi tiếp tục mua mạnh nhóm bán lẻ, phân bón, sản xuất thịt, nhìn chung thị trường đang có nhịp điều chỉnh lành mạnh và dòng tiền vẫn luân chuyển phân hoá giữ các nhóm ngành, dự kiến VNindex sẽ tiếp tục củng cố ở vùng hỗ trợ trước khi quay trở lại xu hướng tăng trong tuần sau và chinh phục kháng cự 1280 trong tháng 8.
VN-Index giảm gần 10 điểm xuống 1,210,9 (-0,8%), thanh khoản đạt 20,461 tỷ đồng (+13% so với hôm qua), sau tâm lý tiêu cực trên thị trường Mỹ và khu vực do Fitch hạ bậc xếp hạng tín nhiệm của Mỹ.
Nhóm bán lẻ nổi bật với DGW +4%, FRT +3,4%, MWG +2%.
Ngành ngân hàng chứng kiến ACB +1,5% trong khi các mã khác giảm điểm.
Nhóm chứng khoán cũng chung đà giảm với VND, SSI và HCM đều giảm 2%.
Chiều nay, Thủ tướng tổ chức hội nghị nhằm giúp các bên tháo gỡ nút thắt của thị trường bất động sản. Phần nào hỗ trợ tâm lý nhà đầu tư. Nhóm bất động sản với VHM -3%, VRE -2% và VIC đi ngang, NVL +1.1%, các cổ phiếu vốn hóa nhỏ hơn DXG +1%, NLG KDH giảm nhẹ.
Cổ phiếu ngành tiêu dùng có SAB +1.5%, MSN +1% nhưng VNM giảm 1.5%.
Nhóm phân bón DCM +2.3%, phục hồi nhờ giá urê toàn cầu tăng mạnh trong thời gian gần đây. DPM -1,4% sau khi công ty công bố kết quả quý 2 gây thất vọng.
Cổ phiếu ngành dầu khí đều giảm 2-3% như PLX, PVD và PVS vì giá dầu thế giới giảm 2% vào ngày hôm qua do các rủi ro từ việc Mỹ bị hạ bậc xếp hạng tín nhiệm.
Trong phiên Khối ngoại bán ròng: -78 tỷđồng.
Video livestream cập nhật dòng tiền ngày 12h10 hàng ngày trên Youtube
*Khuyến nghị trading phục thuộc nhiều vào diễn biến thị trường trong phiên, anh chị tham gia group tư vấn của Faviz để được hỗ trợ trực tiếp.
Tài chính quốc tế:
Chứng khoán Mỹ nối dài đà giảm điểm trước đà tăng mạnh lợi suất trái phiếu chính phủ kể từ sau khi Fitch Ratings hạ tín nhiệm nước này.
Theo đó, chỉ số Dow Jones Industrial Average giảm 66,63 điểm, tương đương 0,19%, xuống 35.215,89 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 0,25% xuống 4.501,89 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 0,1% xuống 13.959,72 điểm.
Chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương diễn biến trái chiều trong phiên giao dịch 3/8, sau phiên giảm điểm của thị trường chứng khoán Mỹ. Dẫn đầu đà giảm trong khu vực, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản mất 1,68%. Theo sau đó, chỉ số S&P/ASX của Australia giảm 0,58%. Cùng chung đà giảm điểm, các chỉ số Kospi (Hàn Quốc), Hang Seng (Hong Kong) “đi lùi” lần lượt 0,42% và 0,47%. Ở chiều ngược lại, các chỉ số Shanghai Composite, Shenzhen Component của chứng khoán Trung Quốc tăng lần lượt 0,58% và 0,53%.
Tintức:
Theo S&P Global, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) lĩnh vực dịch vụ tại Trung Quốc đạt 54,1 điểm trong tháng 7, tăng 0,2 điểm so với tháng trước đó. Kết quả trên một phần nhờ vào số lượng gia tăng các doanh nghiệp mới, qua đó kéo mức lương chi trả cho người lao động đi lên trong tháng thứ sáu liên tiếp.
Ngân hàng trung ương Anh (BoE) tăng lãi suất 0,25% lên 5,25%, đồng thời phát tín hiệu lãi suất cần tiếp tục neo cao trong thời gian tới nhằm kéo giảm lạm phát về ngưỡng mục tiêu. Cụ thể, trong phiên họp diễn ra ngày 3/8, quyết định tăng lãi suất nhận được 6 phiếu thuận so với chỉ 3 phiếu chống. Hiện đây là mức lãi suất cao nhất trong vòng 15 năm trở lại đây. Các thành viên đồng thời dự báo lạm phát sẽ quay trở lại ngưỡng mục tiêu vào giữa năm 2025.
Theo Thống đốc BoE Andrew Bailey, tốc độ tăng trưởng tiền lương chính là yếu tố tác động lớn nhất tới lộ trình chính sách tiền tệ. “Trong vài tháng trở lại đây, chúng ta thấy rõ những bằng chứng cho thấy tốc độ tăng trưởng tiền lương không hề chậm lại”, ông chia sẻ.
Ở một diễn biến khác, các doanh nghiệp tại Anh lại lạc quan hơn về triển vọng lạm phát, theo kết quả khảo sát của Ngân hàng trung ương nước này. Cụ thể, khảo sát đối với giám đốc tài chính nhiều doanh nghiệp tại xứ sở mặt trời mọc cho thấy kỳ vọng tăng giá sản phẩm cũng như tiền lương của họ đều thấp hơn so với tháng trước đó. Đối với giá sản phẩm, mức tăng suy yếu từ 5,3% xuống 5,2% trong khi tiền lương cũng được dự báo chỉ tăng 5,3% so với 5,4% như kết quả tháng trước.
Thặng dư thương mại của Australia giảm xuống còn 11,3 tỷ AUD (tương đương 7,4 tỷ USD) trong tháng 6, thấp hơn kết quả 11,7 tỷ USD của tháng trước đó. Tuy nhiên, con số thực tế cao hơn dự báo 11 tỷ AUD của giới chuyên gia. Trong tháng đó, kim ngạch xuất khẩu giảm 2%, chủ yếu đối với các mặt hàng nhiên liệu, trong khi nhập khẩu giảm 4% so với tháng 5.
Số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp tại Mỹ đạt 227.000 đơn vị trong tuần kết thúc vào ngày 29/7, theo thông tin từ Bộ Lao động, cao hơn 6.000 đơn vị so với tuần trước đó. Đây là bằng chứng cho thấy các quyết định tăng lãi suất của Cục Dự trữ liên bang (Fed) đã phát huy tác dụng. Điều này cũng được thể hiện qua dự báo của giới chuyên gia về kết quả báo cáo việc làm phi nông nghiệp tháng 7 với 200.000 đơn vị, thấp hơn mức tăng 209.000 đơn vị của tháng 6.
Kim ngạch xuất khẩu từ Đức tới Trung Quốc giảm 5,9% trong tháng 6 so với tháng trước đó, hệ quả từ đà sụt giảm hoạt động sản xuất tại nền kinh tế số hai thế giới.
Lạm phát tại Thổ Nhĩ Kỳ tăng lên ngưỡng 47,8% trong tháng 7, theo cơ quan thống kê nước này. Đà giảm giá của đồng lira khiến cho giá hàng hóa nhập khẩu tăng phi mã. Trong khi đó, chính phủ tung ra nhiều gói hỗ trợ lớn trước thềm kỳ bầu cử tổng thống khóa mới. Ngân hàng trung ương nước này đã tăng lãi suất cao gấp hai lần trong tháng 6 với dự báo lạm phát sẽ chạm đỉnh ở ngưỡng gần 60% trong năm nay.