Trước giờ giao dịch: VN-index hướng về hỗ trợ 1200 điểm
10/08/2023 | 15:17
View: 4580
VNindex tiếp đà giảm theo quán tính phiên thứ 2 liên tiếp về lại vùng 1220 điểm, áp lực bán xuất hiện ở hầu hết các nhóm cổ phiếu, thanh khoản vẫn duy trì ở mức 20k tỷ và hiện tượng giảm sàn không diễn ra, vì vậy đây vẫn được xem là 1 nhịp điều chỉnh lành mạnh của thị trường, dự kiến trong những phiên tới VNindex sẽ tiếp tục điều chỉnh về 1203 điểm trước khi tạo điểm cân bằng, đây cũng là lúc nhà đầu tư tập trung tái cơ cấu danh mục.
VNIndex giảm 1%, lần đầu tiên kể từ cuối tháng 6 đến nay, đóng cửa tại 1,220.6 điểm (-13 điểm), mức thấp nhất trong ngày, với lực bán ra mạnh ở nhóm cổ phiếu ngân hàng và chứng khoán.
Nhóm ngân hàng đồng loạt giảm với BID -4%, CTG -2,5%, VCB -2%.
Bất động sản có VIC và NVL +3.5% đều là những mã tăng mạnh nhất giúp chỉ số không bị giảm sâu hơn, tuy nhiên VRE giảm 3%. MSN -6% do mâu thuẫn với chủ sở hữu Phúc Long khi Phúc Long cho rằng MSN chưa thanh toán 120 triệu USD để hoàn tất thương vụ mua lại Phúc Long. MSN cho biết tiến độ thanh toán chưa được xử lý do phía Phúc Long chưa giao hàng đúng điều khoản ghi trong hợp đồng.
Giá hàng hóa chạm mức cao mới hôm nay với giá dầu toàn cầu đạt đỉnh kể từ tháng 1 năm nay, giá gạo toàn cầu tăng vọt lên mức cao nhất trong gần 15 năm. Tuy nhiên, diễn biến giá cổ phiếu không phản ánh các tin tức hôm nay: dòng dầu khí với PVD -1%, PVS -2%, BSR +1,5%, GAS +1% trong khi cổ phiếu gạo: LTG -3,3%, TAR -5%. Các cổ phiếu nông nghiệp hôm qua tăng mạnh cũng bị điều chỉnh : DBC -5%, HAG -4%.
Một số công ty chứng khoán ngừng cấp margin đối với FRT -4,5%, PC1 -2% do ghi nhận lỗ trong 6 tháng đầu năm.
Trong phiên Khối ngoại bán ròng: -368 tỷđồng.
Video livestream cập nhật dòng tiền ngày 12h10 hàng ngày trên Youtube
*Khuyến nghị trading phục thuộc nhiều vào diễn biến thị trường trong phiên, anh chị tham gia group tư vấn của Faviz để được hỗ trợ trực tiếp.
Tài chính quốc tế:
Chuỗi giảm hai phiên liên tiếp của chứng khoán Mỹ khép lại sau khi báo cáo lạm phát tháng 7 được công bố.
Theo đó, chỉ số Dow Jones Industrial Average tăng 52,79 điểm, tương đương 0,15%, lên 35.176,15 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 0,03% lên 4.468,83 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 0,12% lên 13.737,99 điểm.
Chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương phần lớn tăng điểm trước thềm Mỹ công bố báo cáo lạm phát tháng 7. Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,84% khi lạm phát có dấu hiệu suy yếu. Chứng khoán Trung Quốc hồi phục với chỉ số Shanghai Composite tăng 0,31%, chỉ số Shenzhen Component tăng 0,54%. Cùng chung diễn biến tích cực, chỉ số Hang Seng (Hong Kong), S&P/ASX 200 (Australia) tăng lần lượt 0,012% và 0,26%. Ở chiều ngược lại, chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 0,14%.
Tintức:
Các chỉ số chính của chứng khoán Mỹ đồng loạt tăng điểm sau khi báo cáo lạm phát tháng 7 được công bố. Tính tới 11h30 giờ ET (22h30 giờ Việt Nam), chỉ số Dow Jones và Nasdaq Composite cùng tăng 0,73%; chỉ số S&P 500 tăng 0,69%.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại Mỹ trong tháng 7 tăng 0,2% so với tháng trước và 3,2% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn dự báo tăng 3,3% của Dow Jones. Nếu loại bỏ đi chi phí thực phẩm và năng lượng, CPI lõi tăng 0,2% so với tháng 6 và 4,7% so với tháng 7/2022, tiếp tục nằm dưới kỳ vọng tăng 4,8% của thị trường.
Ngân hàng trung ương Ấn Độ (RBI) giữ nguyên lãi suất trong kỳ họp thứ ba liên tiếp ở ngưỡng 6,5%, đồng nhất với dự báo của giới chuyên gia. Tuy nhiên cơ quan này quyết định giảm lượng tiền mặt lưu thông trong hệ thống trước quan ngại áp lực lạm phát gia tăng sau khi giá thực phẩm cao đột biến thời gian gần đây.
Kinh tế Philippines tăng trưởng 4,3% trong quý II, thấp hơn so với dự báo 6% của giới chuyên gia. Nếu tính vắt quý, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của quốc đảo này giảm 0,9%. Cơ quan thống kê nước này cho biết hoạt động bán buôn, bán lẻ, tài chính và bảo hiểm đóng góp nhiều nhất vào tăng trưởng trong quý vừa qua.
Trung Quốc cho phép tổ chức du lịch theo đoàn tới 78 quốc gia, trong đó có Vương quốc Anh, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc, theo thông tin từ Bộ Du lịch nước này. Trước đó, quốc gia tỷ dân này đóng cửa biên giới trong suốt ba năm đại dịch Covid-19 bùng phát. Hiện tại, các chuyến bay từ Trung Quốc có điểm đến tại 62 quốc gia, ít hơn 10 nước so với trước đại dịch.
Tổng thống Mỹ Joe Biden đặt bút ký sắc lệnh hạn chế đầu tư vào ba lĩnh vực công nghệ tại Trung Quốc bao gồm chất bán dẫn - vi điện tử, công nghệ thông tin lượng tử và trí tuệ nhân tạo. Bộ Thương mại Trung Quốc ngay lập tức bày tỏ quan ngại đối với quyết định trên từ phía Mỹ, cho rằng đây là hành vi “xa rời các nguyên tắc cạnh tranh công bằng”. Qua đó, Trung Quốc sẽ có những giải pháp đáp trả phù hợp.
Giá gạo thế giới tăng lên ngưỡng cao nhất gần 12 năm sau khi Ấn Độ ban bố lệnh cấm xuất khẩu mặt hàng này, theo báo cáo của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO). Cụ thể, chỉ số FAO All Rice Price Index tăng 2,8% trong tháng 7 lên ngưỡng 129,7 điểm, cao hơn 19,7% so với cùng kỳ năm ngoái đồng thời là mức điểm cao nhất kể từ tháng 9/2011. Trong đó, mức tăng mạnh nhất tới từ các sản phẩm gạo của Thái Lan.