Trước giờ giao dịch: Sau phiên đảo chiều, index tiến đến mốc 1250 điểm
13/08/2023 | 16:49
View: 5234
VNindex có phiên đảo chiều ngoạn mục sau 2 phiên điều chỉnh liên tiếp, chỉ số giảm về mức thấp nhất trong phiên ở mức 1213 điểm sau đó đảo chiều tăng gần 20 điểm lên 1232 điểm, tâm điểm giữ nhịp vẫn là cổ phiếu VIC khi duy trì đà tăng trần tới cuối phiên giao dịch, tâm lý tích cực diễn ra vào phiên chiều khi nhiều nhóm cổ phiếu hồi phục và tăng điểm trở lại, dẫn đầu là ngân hàng, thép và bất động sản, dự kiến sau phiên đảo chiều Vnindex sẽ tiếp tục xu hướng tăng hướng đến mốc kháng cự 1250 và sau đó là 1280, đây là thời điểm thích hợp để nhà đầu tư tiến hành chốt lời và bảo vệ thành quả sau nhịp tăng dài vừa qua.
Mặc dù chỉ số CPI tháng 7 của Mỹ thấp hơn dự báo nhưng NĐT cá nhân trên TTCK VN vẫn giao dịch thận trọng sau 2 phiên giảm. Tuy nhiên, lực bắt đáy mạnh cuối phiên kéo VN-Index đóng cửa tăng 11 điểm lên 1,232.2 điểm (+1%). Thanh khoản không đổi ở mức 20,700 tỷ đồng.
VIC (+7%) duy trì mức tăng trần với 23 triệu cổ phiếu được giao dịch trước thông tin Vinfast sẽ niêm yết trên Nasdaq vào tuần tới. Thêm một thông tin hỗ trợ lĩnh vực bất động sản là Thủ tướng yêu cầu NHNN thúc đẩy tín dụng với các doanh nghiệp bất động sản, đặc biệt là cho các dự án dang dở, thúc đẩy tâm lý NĐT, giúp DXG +7%, KDH +4%, NLG +3%, DIG +3%.
MWG đóng cửa ở mức cao nhất trong ngày +2,5% sau khi phần lớn thời gian dao động quanh giá tham chiếu. Trong tháng 7, doanh thu trên mỗi cửa hàng của BHX đạt 1,6 tỷ đồng, cao hơn kỳ vọng của chúng tôi là 1,5 tỷ đồng trong khi tổng doanh thu vượt 2,8 nghìn tỷ đồng (tăng 10% so với tháng trước).
Trong phiên Khối ngoại bán ròng: -34.5 tỷđồng.
Video livestream cập nhật dòng tiền ngày 12h10 hàng ngày trên Youtube
*Khuyến nghị trading phục thuộc nhiều vào diễn biến thị trường trong phiên, anh chị tham gia group tư vấn của Faviz để được hỗ trợ trực tiếp.
Tài chính quốc tế:
Chỉ số Nasdaq Composite giảm điểm trong phiên giao dịch 11/8, đánh dấu chuỗi giảm 2 tuần liên tiếp lần đầu tiên trong năm 2023.
Theo đó, chỉ số này giảm 0,6% còn 13.644,85 điểm do một số cổ phiếu chip bán dẫn bị bán tháo, trong đó có Advanced Micro Devices (AMD), Nvidia và Micron. Chỉ số S&P 500 giảm 0,1% xuống 4.464,05 điểm. Ở chiều ngược lại, chỉ số Dow Jones Industrial Average có thêm 105,25 điểm, tương đương 0,3%, lên 35.281,4 điểm nhờ vào diễn biến tích cực của cổ phiếu Chevron and Merck & Co, với mức tăng lần lượt 2,1% và 1,8%.
Khép lại tuần giao dịch vừa qua, chỉ số S&P 500 giảm 0,3% trong khi chỉ số Nasdaq giảm 1,9%. Đây đều là tuần giảm thứ hai liên tiếp của cả hai chỉ số trên đồng thời là chuỗi giảm mạnh nhất của Nasdaq kể từ tháng 12năm ngoái. Duy nhất chỉ số Dow Jones ngược dòng với mức tăng 0,6% trong cả tuần.
Chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương phần lớn giảm điểm trong phiên giao dịch cuối tuần. Chứng khoán Trung Quốc dẫn đầu đà giảm của khu vực với chỉ số Shanghai Composite giảm 2,01%; chỉ số Shenzhen Component giảm 2,18%. Cùng chung đà giảm điểm, chỉ số Hang Seng (Hong Kong) giảm 0,9%. Các chỉ số S&P/ASX 200 (Australia), Kospi (Hàn Quốc) lần lượt giảm 0,24% và 0,4%. Thị trường chứng khoán Nhật Bản đóng cửa nghỉ lễ.
Tintức:
🇸🇬 Singapore hạ tăng trưởng dự báo trong năm nay sau khi ghi nhận tốc độ mở rộng nền kinh tế thấp hơn kỳ vọng vào quý gần nhất. Cụ thể, Bộ Thương mại và Công nghiệp nước này cho biết tăng trưởng trong giai đoạn từ tháng 4-6 đạt 0,5%, thấp hơn dự báo của giới chuyên gia. Theo cơ quan này, trong khi các ngành kinh tế khác liên quan tới du lịch như thực phẩm, giải khát và lưu trí phục hồi nhanh, lĩnh vực sản xuất lại sụt giảm. Do đó, tăng trưởng của Singapore trong năm 2023 có thể chỉ tăng từ 0.5%-1,5% thay vì 0,5%-2,5% như dự báo trước.
🇨🇳 Số lượng các khoản cho vay mà các ngân hàng Trung Quốc thực hiện giảm mạnh nhất kể từ tháng 11/2009 trong tháng 7 vừa qua, một bằng chứng khác cho thấy nền kinh tế số hai thế giới đang “hụt hơi”. Cụ thể, giá trị các khoản vay mới trong tháng vừa qua chỉ đạt 345,9 tỷ nhân dân tệ (tương đương 47,8 tỷ USD), thấp hơn nhiều so với khoảng 3.000 tỷ nhân dân tệ chỉ một tháng trước đó. Trong đó, vay hộ gia đình sụt giảm khoảng 200,7 tỷ nhân dân tệ trong cùng giai đoạn. Người mua nhà nước này lại có xu hướng trả nợ thế chấp sớm thay vì dùng tiền để chi tiêu, tiêu dùng.
🛢 Nhu cầu dầu mỏ đã chạm ngưỡng kỷ lục 103 triệu thùng/ngày trong tháng 6 do diễn biến tăng trưởng tốt hơn dự báo tại các thành viên OECD, nhu cầu di chuyển bằng đường hàng không cao và hoạt động sản xuất sản xuất dầu hóa gia tăng chất từ Trung Quốc, theo Cơ quan Năng lượng quốc tế (EIA). Cơ quan này dự báo nhu cầu dầu mỏ có thể thiết lập đỉnh mới trong tháng này, và đạt trung bình 102,2 triệu thùng/ngày trong năm 2023, với 70% số đó tới từ Trung Quốc. Tuy nhiên, chỉ số này có thể tăng với tốc độ chậm hơn trong năm 2024.
🇹🇷 Thổ Nhĩ Kỳ lần đầu ghi nhận thặng dư cán cân tài khoản vãng lai sau 20 tháng khi khách số lượng khách du lịch tới quốc gia này tăng mạnh thời gian qua. Bên cạnh đó, chính quyền Tổng thống Tayyip Erdoğan cũng có rút lại nhiều chính sách kinh tế gây tranh cãi nhằm gia tăng sự ủng hộ của người dân cho nhiệm kỳ thứ ba của mình. Cụ thể, thặng dư trong tháng 6 ở ngưỡng 674 triệu USD với doanh thu từ du lịch lên đến 4,2 tỷ USD. Tuy nhiên, nước này vẫn ghi nhận khoản thâm hụt 36,8 tỷ USD trong giai đoạn 6 tháng đầu năm.
🇨🇭 Ngân hàng UBS (Thụy Sĩ) tình nguyện tạm dừng gói bảo trợ thua lỗ trị giá 9 tỷ CHF (10,3 tỷ USD) của chính phủ nước này trong thương vụ thâu tóm đối thủ Credit Suisse. Bên cạnh đó, ngân hàng này cho biết không cần tới “phao cứu sinh” trị giá 100 tỷ CHF tới từ Ngân hàng trung ương Thụy Sĩ sau khi “đã đánh giá toàn diện danh mục các loại hình tài sản không cốt lõi của Credit Suisse”.
🇬🇧 Kinh tế Anh tăng trưởng 0,2% trong quý II so với quý trước đó, nhờ vào các trụ cột chính gồm chi tiêu hộ gia đình và sản xuất, theo Văn phòng thống kê nước này (ONS). Trước đó, nhóm chuyên gia tham gia khảo sát của Reuters nhận định kinh tế xứ sở sương mù sẽ đi ngang sau khi đã nỗ lực tăng 0,1% trong quý I bất chấp ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng chi phí sống cũng như các bước tăng lãi suất của ngân hàng trung ương nước này. Còn tính riêng trong tháng 6, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Anh tăng 0,5% so với tháng 5, vượt dự báo tăng 0,2% của giới chuyên gia đồng thời là tháng tăng mạnh nhất trong quý vừa rồi.