Trước giờ giao dịch: Thị trường tích lũy quanh 1230 điểm

Trước giờ giao dịch: Thị trường tích lũy quanh 1230 điểm

15/08/2023 | 16:21 View: 4963

 

VNindex đi ngang trong biên độ hẹp sau 2 phiên tăng điểm, dòng tiền tiếp tục tỏ ra thận trọng khi lượng cổ phiếu bắt đáy ở vùng 1213 về tài khoản, các nhóm ngành đa phần đều tăng nhẹ hoặc giảm nhẹ, thanh khoản giảm xuống mức 18k tỷ thể hiện sự thận trọng của thị trường, khối ngoại tiếp tục bán ròng 500 tỷ trước áp lực tỷ giá tiếp tục tăng, theo đó Vnindex khả năng sẽ tiếp tục tích luỹ quanh 1230 điểm.

VNIndex dao động trong biên độ hẹp, đóng cửa tại mức 1,234.05 điểm (-2.79, -0.23%) với thanh khoản đạt 17,711 tỷ đồng, giảm 22% so với phiên hôm qua.

  • Thị trường có tin đồn về việc bán cổ phần BHX sẽ được thực hiện trong quý 3 đã thúc đẩy cổ phiếu này trong phiên sáng, sau đó lực tăng giảm, MWG đóng cửa giảm (-0,4%).
  • FPT (+1,7%) công bố KQKD tháng 7, với doanh thu tăng 25,6% so với cùng kỳ và LNTT +20,7% so với cùng kỳ, tiếp tục đà tăng trưởng hai con số hàng năm.

Trong phiên Khối ngoại bán ròng: -441 tỷ đồng.

 

 

Video livestream cập nhật dòng tiền ngày 12h10 hàng ngày trên Youtube

 

*Khuyến nghị trading phục thuộc nhiều vào diễn biến thị trường trong phiên, anh chị tham gia group tư vấn của Faviz để được hỗ trợ trực tiếp.

Tài chính quốc tế:

🇺🇸 Chứng khoán Mỹ giảm điểm trước lời “đe dọa” của công ty xếp hạng tín dụng Fitch.

Theo đó, chỉ số Dow Jones Industrial Average giảm 361,24 điểm, tương đương 1,02%, xuống 34.946,39 điểm, cắt đứt chuỗi tăng ba phiên liên tiếp. Chỉ số S&P 500 giảm 1,16% xuống 4.437,86 điểm, thấp hơn trung bình 50 phiên gần nhất, tín hiệu cho thấy xu hướng giảm điểm đang hình thành. Chỉ số Nasdaq Composite cũng giảm 1,14% xuống 13.631.05 điểm.

🌏 Chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương diễn biến trái chiều trong phiên giao dịch 15/8 sau khi một loạt các dữ liệu từ hai nền kinh tế hàng đầu khu vực được công bố. Chỉ số Nikkei 225 của chứng khoán Nhật bản tăng 0,56% trong khi chỉ số Topix tăng 0,41% khi nước này ghi nhận tốc độ tăng trưởng cao hơn dự báo trong quý II. Tại Australia, chỉ số S&P/ASX 200 tăng 0,38% khi nhà đầu tư đón nhận những tín hiệu tích cực từ biên bản cuộc họp gần nhất của ngân hàng trung ương nước này. Ở chiều ngược lại, chứng khoán Trung Quốc sụt giảm khi nền kinh tế tiếp tục bộc lộ dấu hiệu suy yếu. Tại đây, chỉ số Shanghai Composite giảm 0,07% trong khi chỉ số Shenzhen Component giảm 0,7%. Tại Hong Kong, chỉ số Hang Seng giảm 1,03%. Chứng khoán Hàn Quốc đóng cửa nghỉ lễ.

Tin tức:

🇯🇵 Kinh tế Nhật Bản tăng trưởng vượt dự báo trong quý II nhờ vào “sức mạnh” xuất khẩu. Cụ thể, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của đất nước mặt trời mọc tăng 6% trong giai đoạn từ tháng 4-6 so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng mạnh nhất kể từ quý IV/2020, theo dữ liệu từ Văn phòng chính phủ nước này. Con số thực tế vượt lên trên dự báo tăng 2,9% của giới chuyên gia kinh tế với xuất khẩu đóng góp tới 1,8 điểm phần trăm, cao gấp đôi so với nhận định ban đầu. Thực tế trên cho thấy nền kinh tế số ba thế giới tiếp tục ổn định đi trên con đường phục hồi sau đại dịch Covid-19 dù được đánh giá đối mặt với nhiều thách thức.

🇨🇳 Tại Trung Quốc, một loạt các dữ liệu kinh tế quan trọng đều thấp hơn kỳ vọng trong tháng 7. Doanh số bán lẻ tăng 2,5% so với tháng 7/2022, thấp hơn so với dự báo tăng 4,5% của nhóm chuyên gia tham gia khảo sát của Reuters. Sản lượng công nghiệp cũng chỉ tăng 3,7% trong tháng vừa qua, ít hơn 0,7% so với dự báo. Đầu tư tài sản cố định tăng 3,4% trong 7 tháng đầu năm so với cùng giai đoạn một năm về trước, tiếp tục nằm dưới dự báo tăng 3,8%. Trong đó, đầu tư bất động sản giảm 8,5% trong cùng giai đoạn. Tỷ lệ thất nghiệp tại khu vực đô thị tăng từ 5,2% lên 5,3%. Tháng này, cơ quan thống kê không công bố số liệu thất nghiệp của người trẻ từ 16-24 tuổi sau khi đạt đỉnh lịch sử 21,3% vào tháng 6.

Sau khi những báo cáo trên được công bố, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc ngay lập tức cắt giảm lãi suất công cụ cho vay trung hạn (MLF) kỳ hạn 1 năm từ 2,65% xuống 2,5%, mức giảm lớn nhất kể từ năm 2020.

🇦🇺 Ngân hàng Dự trữ Australia (RBA) thừa nhận dữ liệu lạm phát thời gian qua mang lại “sự yên tâm nhất định”, theo nội dung biên bản cuộc họp vào ngày 1/8. Bên cạnh đó, cơ quan này cho biết tốc độ tăng trưởng nền kinh tế có thể chậm lại thời gian tới, và điều này giúp lạm phát tiếp tục xu hướng giảm. Trong cuộc họp hồi đầu tháng, RBA quyết định giữ nguyên lãi suất điều hành.

🇩🇪 Tâm lý nhà đầu tư tại Đức đối với triển vọng nền kinh tế trong vòng 6 tháng tới có sự cải thiện rõ rệt. Theo đó, chỉ số đo lường niềm tin kinh doanh của Viện ZEW hồi phục từ -14,7 điểm lên -12,3 điểm trong tháng 7, cao hơn dự báo -14,4 điểm theo khảo sát của Reuters. Tuy nhiên, chỉ số đo lường tâm lý nhà đầu tư đối với tình hình nền kinh tế ở thời điểm hiện tại lại giảm từ ngưỡng -59,5 điểm xuống -71,3 điểm, tiệm cận mức điểm thấp nhất ba năm ghi nhận hồi tháng 10 năm ngoái.

🇬🇧 Lạm phát hàng tạp phẩm tại Anh suy yếu tháng thứ năm liên tiếp, theo công ty nghiên cứu thị trường Kantar. Cụ thể, chỉ số giá hàng hóa trong siêu thị tăng 12,7% trong giai đoạn bốn tuần kết thúc vào ngày 6,8, thấp hơn 2,2 điểm phần trăm so với giai đoạn liên trước đó và đỉnh 17,5% ghi nhận vào tháng 3. Fraser McKevitt, Trưởng nhóm nghiên cứu thị trường tiêu dùng và bán lẻ, cho biết đây là mức giảm lớn thứ hai kể từ công tác thống kê bắt đầu được thực hiện vào năm 2008.

Trong khi đó, tiền lương của người lao động Anh tăng cao hơn dự báo trong quý II, làm gia tăng áp lực lạm phát. Cụ thể, tăng trưởng tiền lương hàng năm, không bao gồm tiền thưởng, đạt 7,8%, mức tăng cao nhất kể từ năm 2001, theo Văn phòng thống kê quốc gia. Nếu tính cả tiền thưởng, chỉ số này tăng 8,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

🇷🇺 Ngân hàng trung ương Nga (CBR) tăng lãi suất 350 điểm cơ bản, từ 8,5% lên 12%, trong một cuộc họp bất thường ngày 15/8 trước diễn biến suy yếu của đồng ruble. Một ngày trước đó, đồng tiền nội địa của Nga giảm xuống ngưỡng thấp nhất 17 tháng so với đồng USD, tiệm cận ngưỡng 102 RUB đổi 1 USD. Điều này khiến Maxim Oreshkin, Cố vấn kinh tế của Tổng thống Vladimir Putin lên tiếng chỉ trích quan điểm “chính sách tiền tệ nới lỏng” của ngân hàng trung ương nước này là nguồn cơn gây ra đà sụt giảm giá trị của đồng ruble và sự gia tăng áp lực lạm phát.

 

Takido - Hoàng Hân - Phúc Hiển

 

Tags:

 
TRẢI NGHIỆM MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CỦA FAVIZ NGAY HÔM NAY
Đăng ký trải nghiệm