Trước giờ giao dịch: Tiền vào nhóm Vin và ngân hàng, Index tiến về vùng 1250-1280

Trước giờ giao dịch: Tiền vào nhóm Vin và ngân hàng, Index tiến về vùng 1250-1280

16/08/2023 | 15:27 View: 4648

 

VNindex bật tăng mạnh sau thông tin tích cực của Vinfast niêm yết thành công kéo theo VIC tăng trần và đóng góp lớn nhất vào đà tăng của index, chỉ số quay lại vùng 1240 điểm, dòng tiền tập trung chủ yếu ở nhóm Vingroup và ngân hàng, thanh khoản quay lại mức 20k tỷ, theo đó đà tăng của thị trường tiếp tục duy trì vững chắc , Vnidex sẽ tiếp tục tiến về vùng 1250-1280, theo đó nhà đầu tư tiếp tục cân nhắc chốt lời bán ra ở các phiên tăng mạnh.

Lực tăng mạnh của cổ phiếu VIC (+7%)VHM (+2%) đã đóng góp 6 điểm cho VN-Index hôm nay, giúp thị trường tăng 9 điểm lên 1,243 điểm (+0,8%) nhờ thanh khoản tăng đạt 18,810 tỷ  ( +9% so với hôm qua).

  • Cổ phiếu VIC tăng trần, khối lượng dư mua giá trần 3 triệu cổ phiếu, chủ yếu lệnh mua từ nhà đầu tư trong nước sau tin tức về việc niêm yết của VinFast trên Nasdaq, NĐT nước ngoài cũng mua ròng trong phiên chiều. Cổ phiếu VFS của VinFast tăng vọt lên mức 37 USD/cổ phiếu, nâng mức định giá của VinFast lên 85 tỷ USD.
  • STB (+4,5%) do nhà đầu tư cá nhân đang kỳ vọng về phiên đấu giá KCN Phong Phú vào cuối tháng 8. Nếu thành công, đây sẽ là một tác động tích cực đối với STB. Người tham gia đấu giá đặt cọc trước 10%, hạn chót nộp tiền cọc là thứ Sáu tuần này, nếu không có bất kỳ khoản cọc nào nào thì coi như việc đấu giá sẽ thất bại.
  • VPB (+2%) sau khi được NHNN chấp thuận phát hành riêng lẻ 15% số lượng cổ phiếu đang lưu hành cho SMBC với giá 30.159 đồng/cổ phiếu. Đây không phải là thông tin mới khi đợt phát hành đã được thông qua trong ĐHCĐTN đầu năm nay, nhưng hiện tài liệu phát hành đã sẵn sàng để hoàn tất thương vụ.

Trong phiên Khối ngoại bán ròng: -14 tỷ đồng.

 

 

Video livestream cập nhật dòng tiền ngày 12h10 hàng ngày trên Youtube

 

*Khuyến nghị trading phục thuộc nhiều vào diễn biến thị trường trong phiên, anh chị tham gia group tư vấn của Faviz để được hỗ trợ trực tiếp.

Tài chính quốc tế:

🇺🇸 Chứng khoán Mỹ nối dài đà giảm khi các quan chức Cục Dự trữ liên bang (Fed) thừa nhận khả năng tiếp tục tăng lãi suất thời gian tới.

Theo đó, chỉ số Dow Jones Industrial Average giảm 180,65 điểm, tương đương 0,52%, xuống 34.765,74 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 0,76% xuống 4.404,33 điểm. Trong khi đó, chỉ số Nasdaq Composite giảm 1,15% xuống 12.474,63 điểm. Đây là phiên giảm điểm thứ hai liên tiếp của cả ba chỉ số.

🌏 Chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương đồng loạt giảm điểm trong phiên giao dịch 16/8, nối tiếp đà giảm của chứng khoán Mỹ sau lời cảnh báo hạ tín nhiệm một loạt ngân hàng của Fitch Ratings. Dẫn đầu đà giảm, chỉ số Kospi của chứng khoán Hàn Quốc đi lùi 1,76% sau kỳ nghỉ lễ. Theo sau đó, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 1,46% xuống 31.766 điểm, lần đầu tiên thấp hơn mốc 32.000 điểm trong hơn một tháng trở lại đây. Chứng khoán Australia giảm phiên thứ ba trong bốn phiên gần nhất với chỉ số S&P/ASX 200 giảm 1,5%. Còn tại Hong Kong, chỉ số Hang Seng giảm 1,36%. Không nằm ngoài xu hướng chung, chỉ số Shanghai Composite, Shenzhen Component của chứng khoán Trung Quốc giảm lần lượt 0,82% và 0,94%.

Tin tức:

🇳🇿 Ngân hàng trung ương New Zealand (RBZ) giữ nguyên lãi suất điều hành ở ngưỡng 5,5%, đồng nhất với dự báo của giới chuyên gia. Đây đồng thời là lần thứ hai liên tiếp cơ quan này không thay đổi chính sách lãi suất. Theo thông cáo phát đi sau đó, RBZ cho biết mức lãi suất hiện tại đang phát huy hiệu quả trong việc kéo giảm chi tiêu của người dân cũng như áp lực lạm phát. Cơ quan này bổ sung lãi suất “cần tiếp tục được giữ ở vùng hạn chế trong thời gian tới” nhằm đảm bảo lạm phát trở về ngưỡng mục tiêu từ 1-3% nhưng vẫn đảm bảo tỷ lệ thất nghiệp không tăng quá mạnh.

🇯🇵 Niềm tin kinh doanh của các doanh nghiệp Nhật Bản được cải thiện trong tháng 7, theo kết quả khảo sát Tankan được thực hiện bởi Reuters. Cụ thể, chỉ số niềm tin kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất tăng từ +3 điểm trong tháng 6 lên +12 điểm tháng vừa qua. Trong khi đó, chỉ số tương tự trong các lĩnh vực phi sản xuất cũng tăng từ +23 điểm lên +32 điểm trong cùng giai đoạn. Số điểm lớn hơn 0 phản ánh sự tích cực. Kết quả này được công bố chỉ một ngày sau khi Nhật Bản ghi nhận tăng trưởng lên tới 6% trong quý II.

🇳🇱 Kinh tế Hà Lan sụt giảm 0,3% trong quý II do chi tiêu hộ gia đình và xuất khẩu sụt giảm. Cụ thể, số tiền mà các hộ gia đình bỏ ra trong quý vừa qua thấp hơn 1,6% so với quý trước đó trước tác động từ lạm phát và lãi suất cao. Trong cùng giai đoạn, kim ngạch nhập khẩu giảm 0,7%. Đây là quý thứ hai liên tiếp kinh tế Hà Lan đi thụt lùi sau khi giảm 0,4% trong giai đoạn ba tháng đầu năm 2023.

🇬🇧 Trong tháng 7, lạm phát tại Anh suy yếu còn 6,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Con số trên đồng nhất với dự báo của giới chuyên gia và thấp hơn đáng kể so với ngưỡng 7,9% ghi nhận một tháng trước đó. Tuy nhiên, lạm phát lõi, không bao gồm chi phí năng lượng, thực phẩm, đồ uống có cồn và thuốc lá, vẫn neo ở ngưỡng 6,9%, không thay đổi so với tháng 6 đồng thời cao hơn so với dự báo 6,8%.

🇨🇳 Đà sụt giảm giá nhà mới tại Trung Quốc gia tăng trong tháng 7 với mức giảm mạnh nhất ghi nhận tại các thành phố thấp cấp. Trên toàn quốc, chỉ số trên giảm 2,5% so với tháng 6, vượt lên trên mức giảm 2,2% ghi nhận trong cùng tháng đó. Tại các thành phố loại 1 và loại 2, giá nhà mới giảm lần lượt 0,1% và 0,5% trong khi các thành phố loại 3,4 ghi nhận mức giảm 3,9% và 3,3%. Nếu tính vắt năm, giá nhà trung bình tại hơn 70 thành phố lớn và trung bình không có sự thay đổi. Hiện tại, lĩnh vực bất động sản tại Trung Quốc phải đối diện với tình trạng nhu cầu yếu và một cuộc khủng hoảng thanh khoản tiềm tàng sau khi Country Garden không thể thanh toán lãi hai lô trái phiếu quốc tế.

🇰🇷 Hàn Quốc sẽ mở rộng các giải pháp hỗ trợ tài chính đối với các nhà xuất khẩu trong năm nay. Cụ thể, Ủy ban dịch vụ tài chính nước này cho biết sẽ cung cấp cho các doanh nghiệp xuất khẩu khoảng 23.000 tỷ won (tương đương 17,2 tỷ USD) tiền hỗ trợ từ tháng tới dưới dạng gia tăng hạn mức hoặc giảm chi phí đi vay đối với các doanh nghiệp mới trên thị trường. Bên cạnh đó, số tiền trên cũng được đầu tư vào các ngành công nghiệp trọng điểm ví dụ như chip bán dẫn, pin có thể sạc lại, sinh học và năng lượng hạt nhân. Kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc sụt giảm tháng thứ 10 liên tiếp trong tháng 7 vừa qua với mức giảm nhanh nhất trong vòng 3 năm trở lại đây.

🇷🇺 Tổng thống Nga Vladimir Putin đang tập trung thảo luận các giải pháp kiểm soát tiền tệ sau khi ngân hàng trung ương nước này tăng lãi suất 3,5% nhằm kiềm chế đà giảm giá của đồng Ruble. Theo đó, ông Putin sẽ nghe các đề xuất từ bộ Tài chính nước này, trong đó bao gồm việc yêu cầu các công ty xuất khẩu chuyển đổi một phần lợi nhuận ngoại tệ của họ, hiện đang nằm tại nước ngoài, sang đồng tiền nội địa. Trong phiên giao dịch đầu tuần, có thời điểm tỷ giá RUB/USD vượt mốc 100, cao nhất 17 tháng.

 

Takido - Hoàng Hân - Phúc Hiển

 

Tags:

 
TRẢI NGHIỆM MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CỦA FAVIZ NGAY HÔM NAY
Đăng ký trải nghiệm