Trước giờ giao dịch: Thị trường giảm với thanh khoản kỷ lục, Index hướng về hỗ trợ 1150
20/08/2023 | 16:12
View: 4799
VNindex có phiên giảm điểm kỷ lục 55 điểm về lại vùng 1180 điểm với thanh khoản đạt 1,6 tỷ cổ phiếu và giá trị giao dịch đạt 36k tỷ, tất cả các nhóm ngành đều bị bán tháo ở mức giá sàn duy nhất chỉ VCB tăng điểm nhẹ, áp lực bán rất mạnh dự kiến sẽ tiếp tục duy trì tới phiên ngày thứ 2 theo đó chỉ số có thể giảm tiếp theo quán tính về lại vùng 1150-1160 trước khi bật tăng trở lại tích luỹ ở 1170 điểm, đây là thời điểm nhà đầu tư mở các vị thế mua mới để đón nhịp sóng tăng sắp tới.
Thanh khoản phiên hôm nay đạt mức cao kỷ lục và thuộc top 9 các phiên có giá trị giao dịch cao nhất từ trước đến nay, thị trường đã giảm 55,5 điểm (-4,5%) xuống 1.177,99. Một số yếu tố góp phần vào phiên giảm điểm ngày hôm nay bao gồm:
Tập đoàn BĐS của Trung Quốc Chinese Evergrande nộp đơn phá sản tại Mỹ, tâm lý tiêu cực lan tỏa khắp các cổ phiếu BĐS cũng như thị trường khu vực. Việt Nam là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất -4,5% trong khi HK giảm 2% và các thị trường các khác ổn định.
Cổ phiếu Vinfast giảm 30% trong ngày hôm qua đã phần nào tác động đến kỳ vọng của nhà đầu tư cá nhân đối với các cổ phiếu Vingroup: VIC -7%, VRE -5%, VHM -7%.
VPS - công ty chứng khoán bán lẻ hàng đầu - thông báo cắt margin đối với một số cổ phiếu từ thứ Hai tuần sau. Điều này đã tác động mạnh lên tâm lý nhà đầu tư.
Đợt phục hồi kéo dài của chỉ số kể từ tháng 4 đã mang lại hiệu suất 20% và mức ký quỹ ngày càng tăng tạo nên các đợt bán mạnh trong hôm nay.
Về mặt tích cực, nhà đầu tư nước ngoài tham gia mua bắt đáy mạnh mẽ, đặc biệt là gần thời điểm đóng cửa khi thị trường giảm 4-5%. Tỷ giá USD/VND liên ngân hàng giảm từ 24.000 xuống 23.810, một tin tốt cho thị trường ngoại hối trước những biến động gần đây.
Trong phiên Khối ngoại mua ròng: +466tỷđồng.
Video livestream cập nhật dòng tiền ngày 12h10 hàng ngày trên Youtube
*Khuyến nghị trading phục thuộc nhiều vào diễn biến thị trường trong phiên, anh chị tham gia group tư vấn của Faviz để được hỗ trợ trực tiếp.
Tài chính quốc tế:
Các chỉ số S&P 500 và Nasdaq Composite nối dài đà giảm điểm, tiếp tục phản ánh những khó khăn mà thị trường chứng khoán Mỹ vấp phải khi bước vào tháng 8.
Theo đó, chỉ số S&P 500 giảm 0,65 điểm, tương đương 0,015%, xuống 4.369,71 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 0,2% xuống 13.280,78 điểm, đánh dấu phiên giảm điểm thứ tư liên tiếp. Trong khi đó, chỉ số Dow Jones Industrial Average có thêm 25,83 điểm, tương đương 0,07%, lên 34.500,66 điểm.
Chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương phần lớn giảm điểm trong phiên giao dịch cuối tuần. Chứng khoán Hong Kong dẫn đầu đà giảm trong khu vực với chỉ số Hang Seng “đi lùi” 2,05%. Tại Hàn Quốc, chỉ số Kospi giảm phiên thứ sáu liên tiếp với 0,61%, chỉ số Kosdaq giảm 0,98%. Chứng khoán Nhật Bản cũng có phiên giảm thứ tư liên tục với chỉ số Nikkei 225 mất 0,55%, chỉ số Topix giảm 0,7%. Cùng chung diễn biến tiêu cực, chỉ số Shanghai Composite và Shenzhen Component của chứng khoán Trung Quốc giảm lần lượt 1% và 1,75%. Ở chiều ngược lại, chỉ số S&P/ASX 200 của Australia tăng 0,029%.
Tintức:
“Ông lớn” bất động sản Trung Quốc Evergrande vừa nộp đơn xin bảo hộ phá sản theo điều 15 lên tòa án Mỹ. Trong tháng 7, Evergrande công bố khoản lỗ gộp lên tới 81 tỷ USD trong hai năm gần nhất trong bối cảnh công ty gặp khó khăn trong việc hoàn thành các dự án và hoàn thành nghĩa vụ tài chính đối với chủ nợ cũng như nhà cung cấp. Thông tin này làm dấy lên quan ngại những khó khăn trên thị trường bất động sản sẽ lan rộng ra toàn bộ nền kinh tế, qua đó cản trở đà tăng trưởng. Gần đây, doanh nghiệp phát triển bất động sản lớn nhất nước này - Country Garden chậm trả lãi hai lô trái phiếu.
Lạm phát lõi tại Nhật Bản, không bao gồm chi phí thực phẩm tươi sống, suy yếu từ 3,3% xuống còn 3,1% trong tháng 7, đồng nhất với dự báo của Reuters. Trong khi đó, lạm phát cơ bản đi ngang ở ngưỡng 3,3%. Nếu loại bỏ cả chi phí thực phẩm tươi sống và năng lượng, lạm phát “lõi-lõi”, thước đo áp lực giá cả ưa thích của Ngân hàng trung ương nước này, cũng suy yếu từ 4,3% còn 4,2% trong tháng vừa qua.
Cơ quan quản lý chứng khoán Trung Quốc thông báo một loạt biện pháp cải cách nhắm mục tiêu “cải thiện niềm tin nhà đầu tư trên thị trường vốn” trong bối cảnh triển vọng tăng trưởng yếu ảnh hưởng tiêu cực tới diễn biến trên thị trường chứng khoán và trái phiếu nước này. Cụ thể, Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc cho biết đang cân nhắc tăng thời gian giao dịch đối với các sản phẩm trái phiếu và trái phiếu; duy trì tỷ lệ hợp lý các thương vụ IPO; tái cấp tài chính các khoản nợ; kêu gọi các doanh nghiệp quốc doanh, lớn đẩy mạnh hoạt động mua bán-sáp nhập; giảm phí giao dịch. Các chỉ số chứng khoán Trung Quốc đi “thụt lùi” so với các nền kinh tế lớn khác với chỉ số CSI 300 giảm khoảng 2% từ đầu năm trong khi chỉ số S&P 500 tại Mỹ ghi nhận mức tăng tới 15%.
Doanh số bán lẻ tại Anh giảm mạnh hơn dự báo trong tháng 7 do thời tiết ẩm ướt ảnh hưởng tới dự định ra ngoài mua sắm của người dân, theo thông tin từ Văn phòng thống kê quốc gia. Cụ thể, số lượng hàng hóa được bán ra trong tháng trước giảm 1,2% so với tháng 6, đảo ngược xu hướng tăng ghi nhận trong ba tháng liền trước đó. Theo các đơn vị bán lẻ, đà tăng chi phí sinh hoạt và thực phẩm tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực tới kết quả kinh doanh của họ. Doanh số của các cửa hàng thực phẩm giảm 2,6% trong khi các siêu thị ghi nhận doanh số ít cơn các sản phẩm như quần áo,...
Giá bitcoin giảm khoảng 8% trong 24 giờ vừa qua, phá bỏ toàn bộ thành quả tăng giá trong hai tháng qua. Có thời điểm giá đồng tiền ảo này giảm xuống ngưỡng 25.409 USD/bitcoin trước khi hồi phục. Giá bitcoin liên tục sụt giảm kể từ khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) công bố biên bản cuộc họp tháng 7 với nhiều quan ngại xung quan rủi ro lạm phát tăng cao trở lại, buộc cơ quan này phải tiếp tục tăng lãi suất điều hành. Hiện 1 bitcoin có giá 26.090 USD.