Trước giờ giao dịch 23.05.2024: Áp lực chốt lời sau nhịp tăng mạnh nhóm dẫn sóng vẫn duy trì được xu hướng tích cực.
23/05/2024 | 07:40
View: 6247
Áp lực chốt lời của nhóm Ngân hàng và thép khi không duy trì được dòng tiền vào, VN-index có phiên biến động 20 điểm trong ngày và đóng cửa giảm 10 điểm.
Nhóm cổ phiếu Chứng khoán duy trì xu hướng tăng và thể hiện tốt vai trò dẫn dắt dòng tiền lan tỏa đến nhóm cổ phiếu Bất động sản và Dầu khí.
Khối ngoại vẫn duy trì áp lực bán ròng mạnh, do chịu ảnh hưởng từ việc tỷ giá tăng cao. Tuy nhiên, tình hình này có thể thay đổi khi Ngân hàng Nhà nước dự kiến có chính sách hạ nhiệt tỷ giá trong vài phiên tới, điều này có thể giúp giảm áp lực bán ròng từ khối ngoại.
Thanh khoản thị trường đạt gần 27 nghìn tỷ đồng, dòng tiền tập trung vào nhóm Chứng khoán và Bất động sản. Độ rộng thị trường tiếp tục cao, với 70/153 mã cổ phiếu ghi nhận dòng tiền vào mạnh. Chỉ báo tâm lý thị trường giảm nhẹ về 74/100 điểm, phản ánh sự lạc quan của nhà đầu tư.
*Khuyến nghị trading này phục thuộc nhiều vào diễn biến thị trường trong phiên, anh chị cần liên lạc với Faviz để được tư vấn cụ thể.
Thế giới:
Chứng khoán Mỹ giảm điểm sau khi lập đỉnh kỷ lục, chỉ số Dow Jones lùi 201.95 điểm (tương đương 0.51%) xuống 39,671.04 điểm Chỉ số S&P 500 mất 0.27% còn 5,307.01 điểm và chỉ số Nasdaq Composite hạ 0.18% xuống 16,801.54 điểm.
Trong văn bản cuộc họp của Fed được công bố cho thấy sự quan ngại về chỉ số lạm phát, Chỉ số DXY bật tăng lên 104.820.
Chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục giảm điểm với chỉ số chứng khoán Nhật bản giảm 0,85%, Trung Quốc hồi nhẹ sau phiên giảm sâu trước đó.
Video nhận định thị trường hàng ngày và phân tích cổ phiếu
Tintức trong nước:
Nhiều giải pháp để bất động sản nghỉ dưỡng vượt khó và bứt phá (chi tiết).
Nguồn cung nhân lực chất lượng cao cho doanh nghiệp FDI sẽ tiếp tục khan hiếm (chi tiết)
91 trung tâm đăng kiểm nguy cơ đóng cửa vì thiếu nhân sự (chi tiết)
EVN phủ nhận đề nghị doanh nghiệp FDI giảm 30% mức dùng điện (chi tiết)
Thoái toàn bộ gần 85 triệu cp, IFC không còn là cổ đông của ABBank (chi tiết)
NHNN đồng loạt tăng lãi suất OMO và tín phiếu phiên 22/5, gửi tín hiệu mới tới thị trường (chi tiết)
Doanh nghiệp sợ nhất là lãi suất "quay đầu" tăng (chi tiết)
“Cần xem xét việc cấm Ngân hàng bán các sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư” (chi tiết)
Huyền thoại Warren Buffett vẫn ngồi trên núi tiền, nhà đầu tư sợ chứng khoán Mỹ sẽ sập (chi tiết)
Cơ hội nào để hàng chục nghìn nhà tái định cư bỏ hoang thành nhà ở xã hội? (chi tiết)
ĐBQH: “Nếu cần thiết thì chúng ta hoàn toàn có thể cấm kinh doanh vàng miếng” (chi tiết)
Viettel Global vượt BIDV trở thành doanh nghiệp có vốn hoá lớn thứ hai thị trường (chi tiết)
Các dự án lớn còn nhiều khó khăn, Novaland bất ngờ kết hợp với Hoàng Quân (HQC) xây nhà ở xã hội, dự kiến bàn giao 3.000 căn trong năm nay (chi tiết)
Dự báo giá heo hơi sẽ tiếp tục tăng mạnh trong ngày 23/5? (chi tiết)
Hưởng lợi lớn từ siêu dự án 12 tỷ USD của Việt Nam, “đại gia” dầu khí được dự báo có thể lãi gấp đôi kế hoạch, giá trị công ty “ngấp nghé” ngưỡng tỷ USD (chi tiết)
Lãi suất liên ngân hàng tiến sát 5%, Ngân hàng Nhà nước tăng quy mô bơm ròng gấp 17 lần (chi tiết)
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu vàng với giá tham chiếu 88,9 triệu đồng/lượng (chi tiết)
Tintức quốc tế:
🇳🇿 Ngân hàng Dự trữ New Zealand (RBNZ) thống nhất giữ nguyên lãi suất ở ngưỡng 5,5%. Đây đã là kỳ họp thứ 7 liên tiếp cơ quan này không thay đổi lãi suất điều hành bất chấp lạm phát tại quốc gia này đã suy yếu từ 4,7% vào quý IV/2023 xuống còn 4% trong quý đầu năm 2024. RBNZ thiết lập mục tiêu lạm phát ở ngưỡng 1-3%. “Ủy ban chính sách tiền tệ thống nhất quan điểm chính sách tiền tệ cần tiếp tục được thắt chặt nhằm đảm bảo lạm phát sớm quay trở lại ngưỡng mục tiêu”, theo nội dung thông cáo được RBNZ phát đi sau cuộc họp.
🇯🇵 Kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản tăng 8,3% trong tháng 4 so với cùng kỳ năm ngoái, theo dữ liệu được Bộ Tài chính nước này công bố ngày 22/5. Mức tăng thực tế cao hơn so với 7,3% của tháng 3 nhưng thấp hơn dự báo tăng 11,1% của giới chuyên gia. Tháng vừa qua, xuất khẩu tới Trung Quốc ghi nhận mức tăng 9,6%. Trong cùng giai đoạn, kim ngạch nhập khẩu của xứ sở hoa anh đào cũng tăng 8,3%. Thâm hụt thương mại của Nhật Bản trong tháng 4 đạt 462,5 tỷ yên (2,96 tỷ USD).
🇯🇵 Lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật Bản kỳ hạn 10 năm lần đầu tiên chạm ngưỡng 1% sau 11 năm khi nhà đầu tư dự báo ngân hàng trung ương nước này sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong thời gian tới. Trái phiếu chính phủ kỳ hạn dài bị bán tháo trong bối cảnh BoJ phải tìm cách thắt chặt chính sách tiền tệ để hạn chế đà giảm giá của đồng yên. Hồi tháng 3, cơ quan này lần đầu tiên tăng lãi suất kể từ năm 2007, qua đó chấm dứt kỷ nguyên lãi suất âm kéo dài nhiều năm.
🇯🇵 Theo kết quả khảo sát Reuters Tankan, niềm tin kinh doanh của các doanh nghiệp lớn tại Nhật Bản có sự cải thiện nhẹ trong tháng 5. Trong khi số điểm ghi nhận từ các doanh nghiệp sản xuất là +9, không thay đổi so với tháng 4 thì số điểm đại diện cho các doanh nghiệp dịch vụ lại tăng nhẹ từ +25 lên +26 điểm. Số điểm cao hơn 0 đại diện cho sự lạc quan và ngược lại.
🇪🇺 Giá khí đốt tại châu Âu tăng lên ngưỡng cao nhất 4 tháng trong bối cảnh quan ngại Nga ngừng cung cấp cho Áo tăng cao. Cụ thể, giá khí đốt tại trung tâm giao dịch Title Transfer Facility có thời điểm tăng lên ngưỡng 34,46 Euro/MgW, cao nhất kể từ đầu tháng 1 vừa qua, bắt nguồn từ thông tin Gazprom có thể dừng cung cấp khí đốt cho Áo liên quan tới một vụ kiện với sự tham gia của một doanh nghiệp năng lượng nước này. Giá khí đốt tăng bất chấp thực tế dự trữ của khu vực gần chạm đỉnh lịch sử, đạt 67% tổng công suất.