Trước giờ giao dịch: VN-index tích lũy 1170-1180 trước kỳ nghỉ lễ
27/08/2023 | 16:22
View: 4950
VNindex điều chỉnh nhẹ về vùng 1180 điểm, dòng tiền có sự phân hoá mạnh mẽ khi các cổ phiếu đơn lẻ có câu chuyện riêng vẫn thu hút dòng tiền và tăng tốt, nổi bật là FPT DGC VHC SSI, thanh khoản tiếp tục duy trì ở mức 18k tỷ, nhìn chung áp lực tỷ giá tăng cao và kì nghỉ lễ 2/9 kéo dài sẽ khiến tâm lý nhà đầu tư thận trọng, theo đó chỉ số sẽ tiếp tục tích luỹ trong biên 1170-1180, trường hợp điều chỉnh giảm có thể test lại đáy 1150 trước khi quay lại chinh phục kháng cự 1200 điểm
VNIndex giảm 6 điểm xuống 1,183.4 điểm (-0.5%) với GTGD đạt 18,405 tỷ đồng.
VIC -1% không còn chung xu hướng tăng với cổ phiếu Vinfast khi tăng 50% trong đêm qua.
Thông tin nổi bật liên quan đến mảng xuất khẩu thủy sản là việc Trung Quốc tuyên bố ngừng nhập khẩu toàn bộ sản phẩm thủy sản từ Nhật Bản, tạo cơ hội cho các công ty thủy sản Việt Nam được hưởng lợi: VHC +3%, ANV +5%, FMC +2%.
Nhiều tin tức liên quan đến quỹ ETF hôm nay bao gồm dự báo quỹ FTSE và Vaneck Vietnam ETF bổ sung VIX, PDR đồng thời bán ra lượng lớn SHB, VIC, SSI và HPG.
Hôm nay là ngày niêm yết của quỹ ETF mới từ Singapore với quy mô tài sản quản lý ban đầu là 25 triệu USD, chỉ số này được thiết kế để theo dõi các cổ phiếu thuộc VN30. Đây là quỹ ETF nước ngoài mới nhất theo dõi TTCK Việt Nam.
DGC +6% do giá phốt pho vàng Trung Quốc tăng tăng 23% trong 3 tháng qua.
Trong phiên Khối ngoại bán ròng: -759 tỷđồng.
Video livestream cập nhật dòng tiền ngày 12h10 hàng ngày trên Youtube
*Khuyến nghị trading phục thuộc nhiều vào diễn biến thị trường trong phiên, anh chị tham gia group tư vấn của Faviz để được hỗ trợ trực tiếp.
Tài chính quốc tế:
Chứng khoán Mỹ đồng loạt tăng điểm trong phiên giao dịch 25/8 bất chấp cảnh báo lạm phát cao buộc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) có thể phải tiếp tục tăng lãi suất của người đứng đầu cơ quan này - ông Jerome Powell.
Theo đó, chỉ số Dow Jones Industrial Average tăng 247,48 điểm, tương đương 0,7%, lên 34.346,9 điểm. Chỉ số S&P 500 cũng tăng 0,7% lên 4.405,71 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 0,9% lên 13.590,65 điểm. Diễn biến trên giúp hai chỉ số S&P 500 và Nasdaq khép lại chuỗi ba tuần giảm điểm liên tiếp trong khi Dow Jones vẫn duy trì “sắc đỏ”.
Chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương đồng loạt giảm điểm trước thềm bài phát biểu quan trọng của Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) trong khuôn khổ Hội nghị Jackson Hole. Chứng khoán Nhật Bản dẫn đầu đà giảm của khu vực với chỉ số Nikkei 225 “đi lùi” 2,05%, chỉ số Topix giảm 0,88%, khép lại chuỗi tăng bốn phiên liên tiếp. Tại Trung Quốc, các chỉ số Shanghai Composite, Shenzhen Component giảm lần lượt 0,59% và 1,23%. Cùng chung diễn biến tiêu cực, các chỉ số Kospi (Hàn Quốc), Hang Seng (Hong Kong), S&P/ASX 200 (Australia) giảm lần lượt 0,73%; 1,4% và 0,93%.
Tintức:
Trong bài phát biểu được dư luận hết sức quan tâm, chủ tịch Fed Jerome Powell tiếp tục phát đi tín hiệu “diều hâu”, đồng nghĩa với khả năng Ngân hàng trung ương Mỹ sẽ không sớm từ bỏ chiến lược chính sách tiền tệ thắt chặt. “Dù suy yếu kể từ khi đạt đỉnh hồi năm ngoái, lạm phát vẫn quá cao”, ông Powell chia sẻ tại Hội nghị Jackson Hole. “Chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng cho phương án tăng lãi suất trong trường hợp cần thiết, và giữ lãi suất ở vùng hạn chế cho tới khi nào cảm thấy tự tin rằng áp lực giả cả suy yếu một cách bền vững về ngưỡng mục tiêu”, ông bổ sung. Đồng đồng thời cam kết sẽ “hành động thận trọng trước khi đưa ra quyết định tăng hoặc dừng tăng lãi suất đồng thời chờ đợi các dữ liệu kinh tế thời gian tới”, ông cho biết.
Người tiêu dùng Mỹ tỏ ra thận trọng hơn về triển vọng nền kinh tế trong tháng 8 đồng thời mang kỳ vọng lạm phát cao hơn đối với giai đoạn 12 tháng tiếp theo. Cụ thể, kỳ vọng lạm phát của người dân nền kinh tế số một thế giới trong vòng một năm tới ở ngưỡng 3,5%, theo kết quả khảo sát của Đại học Michigan. Con số thực tế cao hơn mức kỳ vọng 3,4% ghi nhận trong tháng 7 và tiếp tục neo cao hơn mục tiêu của Fed. Trong khi đó, chỉ số đo lường niềm tin tiêu dùng tháng này cũng chỉ đạt 69,5 điểm, thấp hơn 2,1 điểm so với tháng 7.
Các doanh nghiệp tại Đức cũng tỏ ra bi quan hơn về tương lai nền kinh tế trong 6 tháng tới. Cụ thể, chỉ số đo lường niềm tin doanh nghiệp của Viện Ifo trong tháng 8 giảm 1,7 điểm xuống 85,7 điểm, thấp nhất trong vòng 10 tháng trở lại đây. Kết quả tăng trưởng của kinh tế Đức mới được điều chỉnh lại cũng góp phần phản ánh tình trạng đình trệ của đầu tàu kinh tế châu Âu trong quý II khi tăng trưởng đầu tư, tồn kho và chi tiêu công không thể khỏa lấp “gánh nặng” từ thực tế xuất khẩu yếu.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Malaysia tăng 2% trong tháng 7 so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng thấp nhất kể từ tháng 8/2021. Con số thực tế đồng thời nằm dưới dự báo tăng 2,1% của giới chuyên gia. Tháng 7 cũng là tháng thứ năm liên tiếp áp lực giá cả tại quốc gia này suy yếu. Nếu tính vắt tháng, CPI thậm chí giảm 0,1%.
Lạm phát lõi (không bao gồm chi phí thực phẩm tươi sống) của thủ đô Tokyo (Nhật Bản) suy yếu từ 3% trong tháng 7 xuống còn 2,8% vào tháng 8, thấp hơn dự báo 2,9% của giới chuyên gia. Đây mà kết quả thấp nhất kể từ tháng 9/2022. Lạm phát toàn phần trong tháng vừa qua tại thành phố này cũng chỉ đạt 2,9%, thấp hơn 0,3% so với tháng liền trước.