Gần 80 triệu cổ phiếu STB được trao tay liên quan tới rủi ro của khách hàng
16/07/2023 | 23:37
View: 4626
VNindex duy trì phiên tăng điểm thứ 6 liên tiếp đóng cửa ở mức 1168, tiêu điểm trong phiên là sự biến động của cổ phiếu STB về mức giá sàn kéo theo cả thị trường biến động mạnh, tuy nhiên lực cầu rất mạnh mẽ đã hấp thụ toàn bộ lượng cung hàng bán ra kéo chỉ số tăng điểm trở lại, như vậy đây có thể xem là một phiên điều chỉnh ngay trong phiên giao dịch của thị trường, xu hướng tăng lên kháng cự 1200 điểm vẫn được giữ vững.
VNIndex có đã giảm 14 điểm ngay sau giờ nghỉ trưa do tin đồn về hãng hàng không Bamboo Airways (BAV), điều này đã tác động tiêu cực đến tâm lý NĐT đối với STB – ngân hàng liên quan đến BAV. Tuy nhiên, VN-Index vẫn đóng cửa với sắc xanh ở mức 1,168.4 (+2.98, +0,26%) với giá trị giao dịch đạt 19,329 tỷ đồng (+25% so với phiên thứ Năm). Chỉ số VN30 đóng cửa ở mức 1,160.59 (+4.48, +0.39%), thanh khoản đạt mức 7,842 tỷ đồng.
Cổ phiếu ngành hàng không với HVN (+5%) và VJC (+3%) tăng mạnh.
Nhóm ngân hàng với một số ngân hàng có khoản vay của Bamboo Airways cũng giảm điểm: OCB (-1,6%) và MSB (-2%), STB đã có lúc chạm giá sàn giảm (-7%) với lượng bán ra đáng kể của khối ngoại (khoảng 11,3 triệu USD), sau đó hồi phục và đóng cửa chỉ giảm 3%.
Dòng chứng khoán với VND +3% và VCI +2,5% nổi bật so với các mã còn lại.
Các cổ phiếu bất động sản có NLG +6.5% và HDC +7% nhiều khả năng nhờ KQKD Q2 khả quan.
Trong phiên Khối ngoại bán ròng: -301tỷđồng.
Video livestream cập nhật dòng tiền ngày 12h10 hàng ngày trên Youtube
*Khuyến nghị trading phục thuộc nhiều vào diễn biến thị trường trong phiên, anh chị tham gia group tư vấn của Faviz để được hỗ trợ trực tiếp.
Tài chính quốc tế:
Các chỉ số chính của chứng khoán Mỹ diễn biến trái . Chỉ số Dow Jones tăng 113.89 điểm, tương đương 0.33% lên 34,509.03; chỉ số S&P 500 giảm 4.62 điểm tương đương với0.10% về 4,505.42; chỉ số Nasdaq Composite giảm 24.87 tương đương0.18% về14,113.70, chỉ số Nasdaq Composite đang cho thấy xu hướng tăng điểm mạnh mẽ sau khi "Vượt đỉnh 52 tuần".
Hình 2: Chỉ số Nasdaq đã vượt đỉnh mạnh mẽ tại kháng cự Fibonnaci 61.8.
Chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương phần lớn tăng điểm sau khi chỉ số giá sản xuất tại Mỹ nằm dưới kỳ vọng của thị trường trong tháng 6. Chứng khoán Hàn Quốc dẫn đầu đà tăng trong khu vực với chỉ số Kospi có thêm 1,43%, chỉ số Kosdaq tăng 0,36%. Theo sau đó, chỉ số S&P/ASX 200 của chứng khoán Australia tăng 0,78%, phiên tăng điểm thứ năm kể từ đầu tuần. Cùng chung diễn biến tích cực, chỉ số Hang Seng (Hong Kong) tăng thêm 0,33%. Ở chiều ngược lại, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 0,087%. Chứng khoán Trung Quốc trái chiều với chỉ số Shanghai Composite tăng 0,04% trong khi chỉ số Shenzhen Component giảm 0,14%.
Tin Tức:
Vốn đầu tư đổ vào các doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ tài chính trên phạm vi toàn cầu giảm 49% so với cùng kỳ năm trước xuống còn 23 tỷ USD trong nửa đầu năm 2023, theo dữ liệu từ S&P Global Market Intelligence. Trong giai đoạn này, số thương vụ đầu tư cũng giảm 64% còn 1.178 đơn vị. Số các thương vụ có quy mô lớn trên 100 triệu USD sụt giảm từ 55 đơn vị trong quý II năm ngoái xuống còn 9 đơn vị trong giai đoạn từ tháng 4-6 năm nay. Sự sụp đổ của Silicon Valley Bank hồi tháng 3 “ảnh hưởng tiêu cực tới khẩu vị đầu tư rủi ro của nhà đầu tư”, S&P cho biết.
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho biết tăng trưởng của Trung Quốc đang chậm lại do đầu tư tư nhân, hoạt động xuất khẩu và nhu cầu nội địa yếu. Theo Julie Kozak, người phát ngôn của IMF, “xung lực tăng trưởng của Trung Quốc dần phai nhạt do đầu tư tư nhân thấp hơn kỳ vọng, bên cạnh đó là đà suy giảm kim ngạch xuất khẩu sau giai đoạn quý I tăng trưởng tốt. Nền kinh tế Trung Quốc đang chững lại, đúng với những gì chúng tôi dự báo trong tháng 4. Và điều này sẽ tiếp tục được phản ánh trong Báo cáo triển vọng kinh tế toàn cầu tiếp theo của IMF”.
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc - Liu Guoqiang phủ nhận nền kinh tế số hai thế giới đang đối diện với rủi ro giảm phát sau khi lạm phát tại quốc gia này đi ngang trong tháng 6 so với cùng kỳ năm ngoái. “Kinh tế Trung Quốc hiện không xảy ra tình trạng giảm phát và thậm chí sẽ không phải đối diện với vấn đề này trong nửa cuối năm nay”, ông chia sẻ.
Kinh tế Singapore tránh được một cuộc suy thoái kỹ thuật khi tăng trưởng 0,7% trong quý II so với cùng kỳ năm trước và 0,3% so với quý I. Con số thực tế cao hơn dự báo tăng 0,6% của giới chuyên gia. Trước đó, trong giai đoạn từ tháng 1-3/2023, GDP của quốc đảo này giảm 0,4% so với quý IV/2022.
Christopher Waller, Ủy viên Ủy ban điều hành Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), ủng hộ phương án tăng lãi suất thêm hai lần nữa nhằm sớm đưa lạm phát về ngưỡng mục tiêu. “Tôi thấy hai lần tăng lãi suất 0,25% trong bốn phiên họp còn lại của năm 2023 là cần thiết nhằm sớm đưa lạm phát về 2%”, ông chia sẻ tại một sự kiện tổ chức bởi Đại học New York. Theo ông, kết quả báo cáo lạm phát tháng 6 là thông tin tích cực nhưng “chưa đủ để hình thành nên một xu hướng. Tôi cần nhìn thấy thêm các bằng chứng như vậy nữa trước khi tự tin tuyên bố lạm phát đang suy yếu”, ông phát biểu.
Thâm hụt thương mại của khu vực đồng tiền chung euro (Eurozone) gần như biến mất trong tháng 5. Cụ thể, chỉ số này giảm xuống chỉ còn 300 triệu euro, thấp hơn nhiều so với 30,3 tỷ USD ghi nhận trong tháng 5/2022, theo dữ liệu từ Cơ quan thống kê châu Âu (Eurostat). Giá năng lượng suy yếu góp phần kéo giảm kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này trong khi giá trị xuất khẩu ôtô, thực phẩm và đồ uống tăng cao.
Giá bán buôn hàng hóa và hàng nông sản tại Đức đều ghi nhận mức sụt giảm mạnh, theo dữ liệu từ Văn phòng thống kê liên bang. Cụ thể, chỉ số giá bán buôn giảm 2,9% so với tháng 6/2022, nhanh nhất kể từ tháng 6/2020. Diễn biến trên bắt nguồn từ mức giảm 22,7% giá nhiên liệu; 20,8% giá kim loại và quặng. Trong khi đó, giá các sản phẩm nông nghiệp cũng sụt giảm 7,7% trong tháng 5 vừa qua, nhờ vào mức giảm 28,4% các sản phẩm ngũ cốc, thuốc lá và hạt giống.