Các đặc điểm để nhận ra sự "Lươn lẹo" của Ban lãnh đạo đồng thời là cổ đông có quyền chi phối của doanh nghiệp Niêm yết.
1. "Chém gió" nhiều hơn là hành động:
Đây là biểu hiện dễ nhận ra nhất khi mà Ban lãnh đạo này liên tục xuất hiện trên các kênh media, hô hào về sự tăng giá cổ phiếu của họ, nói đạo lý như một thầy chùa...hơn là dành thời gian để chăm lo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cổ đông chỉ nhận được những lời hứa và sự nhảy múa của giá cổ phiếu.
2. "Hệ sinh thái" với nhiều công ty con, công ty liên kết:
Dấu hiệu của việc này là lãnh đạo sẽ lập rất nhiều SPE, SPAC (cty có mục đích đặc biệt) với mối quan hệ anh chị em, con đẻ con nuôi, cháu chắt chút chít.... cực kì mật thiết, khi luôn có các giao dịch hào phóng và có độ tin cậy cao. Các công ty con cháu này có thể nằm trong hoặc ngoài chuỗi kinh doanh của doanh nghiệp với các mối quan hệ Đại lý, Đối tác thậm chí chả có mối quan hệ kinh doanh gì. Và tất nhiên là dẫn tới việc rút dần những khoản “nho nhỏ” bỏ vào túi riêng từ năm này qua năm khác mà không bị soi mói, phát hiện.
3. Không có chuyên môn:
Chúng tôi yêu thích những người am hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh, hay dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp cho thị trường. Những ngươi bắt đầu sự nghiệp từ chính hoạt động cốt lõi của doanh nghiệp đó và đi lên vài trò quản lý, lãnh đạo. Tránh các doanh nghiệp mà ban lãnh đạo đi ra từ hoạt động tài chính, sự lớn mạnh của hệ sinh thái cơ bản đến từ sào chẻ các hoạt động tài chính để khuếch trương, mở rộng.
4. Không fair-play với cổ đông:
Cho dù hằng năm lợi nhuận công ty lên cả nghìn tỏi, thì các cổ đông tội nghiệp, trót dại cầm cổ của những doanh nghiệp này. Ắt hẳn sẽ khó có cảm giác vui vẻ được. Như Ad có nói ở nhiều bài viết trước, về bản chất của việc đầu tư chứng khoán. Chúng ta góp vốn vào các công ty cổ phần, để mong muốn nhận được khoản cổ tức hằng năm, khi doanh nghiệp hoạt động tốt. Liệu phần lợi nhuận thặng dư này sẽ chảy về đâu? Và nếu họ không có ý định chia lợi tức làm ra cho cổ đông nhỏ thì chắc chắn rằng họ sẽ nghĩ cách tuồn dần dần lợi nhuận đó vào túi riêng, hoặc chiêu bài in giấy lại được sử dụng.
5. Có sở thích "lướt sóng" rồi đo ván cổ đông:
Thay vì dành tâm huyết cho sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Thì họ lại đi cầm chính cổ phiếu của mình và có thao tác kéo xả với chính những ngươi tin tưởng và yêu thích mình. Nếu lọc lại rất nhiều Ban lãnh đạo có lịch sử lướt sóng nhiều năm qua, lãnh đạo họ luôn là người có thể mua đáy. Và sau những lần chốt lời và bắt đáy của họ là những thông tin ngượi chiều được tung ra để vùi dập cổ đông nhỏ lẻ.
6. "Book" số liệu kinh dị:
Nếu không thích trở thành những vận động viên lướt sóng như trên biển Bali. Thì cuộc thi Master Chef có lẽ là lựa chọn không tồi, cho các Ban lãnh đạo không thích hoạt động tay chân, hay võ mồm. Khi họ là các chuyên gia trong việc "Cook" báo cáo tài chính. Và rồi đột ngột công bố các số liệu Lãi/lỗ một cách bất ngờ mà hiếm khi có ai biết được các số này đến từ đâu.
Hãy tượng tượng Ban lãnh đạo giống như người thuyền trưởng đang lèo lái con tàu (doanh nghiệp). Mục tiêu là đi khám phá những vùng đất mới (phát triển thị trường), tìm kiếm kho báu (kiếm lợi nhuận)...Thế nhưng liệu chúng ta, có yên tâm khi "chung thuyền" với "Thuyền trưởng" có những biểu hiện "lươn lẹo" trên hay không. Giờ hãy mở tài khoản chứng khoán ra và kiểm tra lại gấp, liệu những cổ phiếu mình đang nắm xem, dàn "Thuyền trưởng" có những "đức tính" sáng ngời trên đây hay không.
Chúc anh chị đầu tư viên mãn!
Tags: lọc cổ phiếu , báo cáo tài chinh , thủ thuật tài chính
Công ty cổ phần đầu tư FAviz
Vui lòng nhập thông tin đầy đủ, chúng tôi sẽ tạo tài khoản dùng thử cho bạn
(*) là các trường bắt buộc
Vui lòng nhập thông tin đầy đủ, chúng tôi sẽ liên hệ lại bạn
(*) là các trường bắt buộc
Vui lòng nhập thông tin đầy đủ, chúng tôi sẽ liên hệ lại bạn
(*) là các trường bắt buộc