Chưa từng tham gia khóa học tài chính nào, vẫn trở thành huyền thoại của giới đầu tư, tỷ phú 98 tuổi tiết lộ: 'Đây là bí mật chỉ những người giàu mới nhìn thấu'

Chưa từng tham gia khóa học tài chính nào, vẫn trở thành huyền thoại của giới đầu tư, tỷ phú 98 tuổi tiết lộ: 'Đây là bí mật chỉ những người giàu mới nhìn thấu'

08/12/2022 | 09:22 View: 7018

 

Nhà đầu tư sở hữu khối tài sản hơn 2,3 tỷ USD này cho rằng nếu hiểu được những bí mật này sớm muộn gì bạn cũng có thể đổi vận.

Charlie Munger đang sở hữu khối tài sản 2,3 tỷ USD ở tuổi 98. Ảnh: Inc

Dù chưa từng tham gia bất kì khóa học tài chính nào nhưng Charlie Munger – người bạn và cũng là đối tác lâu năm của tỷ phú Warren Buffett lại là một trong những huyền thoại giới đầu tư.

Trong cuốn sách "Poor Charlie's Almanack", Munger đã làm rõ con đường làm giàu đúng đắn, đồng thời chỉ ra những hiểu lầm của nhiều người về việc trở nên giàu có. Ông đã tiết lộ 3 bí mật chỉ người giàu mới nhìn thấu, nếu nắm được sớm muộn gì bạn cũng có thể đổi vận:

Bí mật đầu tiên: Logic phù hợp
Logic phù hợp nghe có vẻ trừu tượng nhưng Munger đã giải thích cặn kẽ về từ này trong cuốn sách "Poor Charlie's Almanac". Theo đó ông cho rằng nếu là học sinh lớp một, bạn chỉ nên đọc những cuốn sách giáo khoa ở cấp tiểu học, tốt nhất là không nên tham khảo quá sớm sách giáo khoa của trung học cơ sở. Đây là logic phù hợp, giữ cho bản thân ở trạng thái có thể kiểm soát được.

Cốt lõi của việc làm giàu chính là thời gian, chỉ cần làm đúng hướng và đủ lâu thì ai cũng có thể trở nên giàu có. Tuy nhiên nhiều người thường "đốt cháy" giai đoạn dẫn đến năng lực và trí lực của họ bị trì trệ.

Ví dụ bạn là một công nhân bình thường, nhưng cả ngày chỉ mơ về về mức lương hàng trăm triệu một tháng. Thời gian trôi qua, bạn không đạt được con số đó bởi vì nó quá xa vời. Vì thế bạn dễ rơi vào trạng thái buồn chán, không muốn làm gì và tụt lại phía sau.

Tuy nhiên chỉ cần làm theo tư duy logic phù hợp có thể mọi chuyện sẽ khác. Munger cho rằng không nên nghĩ về cách làm giàu viển vông mà hãy nghĩ về những điều bạn muốn làm ngay bây giờ và những gì bạn muốn làm vào ngày mai.

Thông thường những việc này luôn nằm trong khả năng bạn có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ. Điều này giúp bạn có thêm sự tự tin rất lớn. Mỗi khi làm tốt thêm một việc, thì việc tiếp theo sẽ trở nên đơn giản hơn.

Theo thời gian bạn có thể nâng được mức lương của bản thân. Giống như đi cầu thang, bạn cần phải bước chắc chắn từng bậc trước khi có thể leo lên đỉnh.

Munger cho rằng trong hoàn cảnh này, tuyệt đối không thể cứ tin rằng làm việc chăm chỉ ắt sẽ đạt được điều mong muốn. Ông đã đề cập trong cuốn sách của mình: "Đừng làm những việc mà bạn không thể làm nếu đã cố gắng hết sức".

Nếu dốc toàn lực và liên tục bị thất bại, rõ ràng tâm lý của bạn ngày càng tệ đi. Trong khi đó điều quan trọng nhất của logic phù hợp là duy trì tâm lý ổn định để có thể tiến về phía trước.

Bí mật thứ hai: Đừng cố tỏ ra mình là người thông minh
Munger đã đưa ra 2 lý do chúng ta không nên tỏ ra quá thông minh trong cuốn sách "Poor Charlie's Almanac":

Thông minh thì dễ lựa chọn đường tắt và mắc sai lầm

Nếu nuông chiều trí thông minh của mình, bạn rất dễ đi đường tắt và phạm phải sai lầm. Munger đã sai lầm như vậy trong lần đầu tư đầu tiên. Không suy nghĩ sâu sắc, ông đã đầu tư một số tiền lớn và ngay sau đó bị mất trắng.

Người thông minh dễ bất cẩn mà mắc sai lầm. Ảnh: Internet

 

Kể từ đó, ông cố tình không cho phép mình quá thông minh và chăm chỉ làm những việc cơ bản nhất. Hiện tại, ông vẫn thường thường sử dụng danh sách kiểm tra các khoản đầu tư của mình, một công cụ phổ biến đến mức ai cũng có thể làm nhưng lại đem đến hiệu quả rất tốt.

Người thông minh rất dễ bị cảm xúc chi phối

Nghĩ mình thông minh nên bạn rất khó chấp nhận thất bại của bản thân. Vì thế chỉ một sai sót nhỏ cũng có thể khiến người thông minh rơi vào trạng thái suy sụp hoàn toàn. Điều này nhanh chóng làm mất đi cơ hội làm giàu của chính bạn.

Vì vậy, bạn có thể thấy rằng, mục đích cốt lõi của việc cố tính không để mình quá thông minh là để đảm bảo bản thân không chọn đường tắt và không để cảm xúc chi phối.

Bí mật thứ ba: Sẵn sàng tiếp thu mọi kiến thức
Munger đã đề cập trong cuốn sách "Poor Charlie's Almanac": "Thái độ là yếu tố then chốt để tiếp thu mọi kiến thức".

Ví dụ, một kiến thức rất quan trọng về làm giàu trước mắt bạn. Nếu không muốn tin và thích nó thì dù kiến thức đó có hữu ích đến đâu, bạn cũng không thể khắc sâu và ghi nhớ.

Cốt lõi về sự giàu có của Munger là ông đã học được hơn 100 mô hình tư duy khác nhau. Để làm được điều này, ông đã cởi mở với mọi nguồn tri thức đến với mình.

Cốt lõi của việc trở nên giàu có là sự tích luỹ kiến thức. Nếu không có thái độ đón nhận kho tàng tri thức của nhân loại, bạn rất khó để trở nên giàu có. Thế nên nhiều người cho rằng mình làm việc chăm chỉ nhưng mãi không thể giàu. Bởi vì bạn làm việc với những kiến thức không đúng nên khó có thể cải thiện được tình hình.

Sẵn sàng đón nhận mọi kiến thức là bước đệm để bạn trở nên giàu có. Ảnh: Internet

Vậy làm thế nào để cởi mở và sẵn sàng đón nhận tri thức? Nội dung cuốn sách "Poor Charlie's Almanack" đã đề cập đến một cách: Hãy tin rằng điều gì cũng có thể xảy ra.

Lý do khiến nhiều người từ chối tri thức vì họ tin vào tính chính xác của kiến thức này. Vì thế chỉ cần tin rằng mọi thứ đều có thể xảy ra bạn sẽ có thái độ sẵn sàng đón nhận mọi thứ.

Khi một người bắt đầu chấp nhận tiếp thu một kiến thức nào đó, xác suất niềm tin của anh ta sẽ tăng lên rất nhiều.

Ví dụ nhiều người không tin rằng đọc sách có thể giúp anh ta kiếm tiền. Song chỉ cần anh ta đọc sách, tầm nhìn và suy nghĩ đã thay đổi ở một mức độ nhất định. Nhờ đó chính anh ta cảm nhận được sự thay đổi và dần tin rằng đọc sách có thể kiếm ra tiền.

Đinh Anh

Thể thao & Văn hoá

 

Tags: phương pháp đầu tư

 
TRẢI NGHIỆM MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CỦA FAVIZ NGAY HÔM NAY
Đăng ký trải nghiệm