Cổ phiếu là gì? Các loại hình chứng khoán khác

Cổ phiếu là gì? Các loại hình chứng khoán khác

20/03/2022 | 08:41 View: 1432

Khi đã biết về chứng khoán là gì? Thị trường chứng khoán là gì? Đồng thời nắm được các bước cơ bản để có thể bắt đầu đầu tư chứng khoán. Lúc này, nhà đầu tư lại quan tâm đến các loại hình chứng khoán khác trên thị trường.

Thực tế cho thấy loại hình mà nhà đầu tư dễ nhận ra nhất và dễ tham gia nhất trên thị trường chứng khoán lúc này là đầu tư cổ phiếu. Vậy cổ phiếu là gì? hãy cùng Faviz tìm hiểu nhé!

Cổ phiếu là gì?

Cổ phiếu là gì?

Trở lại trường hợp của anh An và công ty nông nghiệp của mình trong bài Chứng khoán là gì? Thị trường chứng khoán là gì?chúng ta có thể thấy một khi anh Bảo đã gia nhập và nhận được 25% cổ phần của công ty của anh An. Đồng thời, 2 bên thỏa thuận phát hành 200.000 cổ phiếu với giá trị mỗi cổ phiếu hiện tại là 10.000 đồng/cổ  định giá công ty của anh An tính tới thời điểm anh Bảo vào vốn là 2 tỷ thì:

  • Anh Bảo cũng đã nhận được 50.000 cổ phiếu trong công ty của anh An
  • Còn anh An sẽ sở hữu 150.000 cổ phiếu công ty mình.

Tóm lại, cổ phiếu là một loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu công ty phát hành ra nó. Để tìm hiểu thêm về cổ phiếu, hãy tham khảo thêm Khóa học Nhập môn Chứng khoán của Faviz.

Khi đã hiểu cổ phiếu là gì? Nhiều nhà đầu tư vẫn còn nhầm lẫn trên thị trường chứng khoán chỉ tồn tại duy nhất 1 loại hình đầu tư đó là cổ phiếu. Trên thực tế vẫn còn tồn tại 3 loại hình khác của chứng khoán trên thị trường. Những loại hình đó là gì?

Các loại hình chứng khoán khác trên thị trường

1. Trái phiếu 

Trái phiếu và cách vận hành của nó trên thị trường chứng khoán

Cũng trong trường hợp của anh An và công ty nông nghiệp của mình trong bài Chứng khoán là gì? Thị trường chứng khoán là gì?. Lúc này, anh An nhận ra mình còn thiếu thêm 500 triệu đồng.

Khi ấy, 2 anh Cường và Đạt muốn đầu tư vào công ty này. Tuy nhiên, do 2 anh Cường và Đạt này ở xa và không nắm được tình hình kinh doanh của anh A: Vì lý do trên, anh Cường và anh Đạt quyết định sẽ chia đôi khoản vay mỗi người 250 triệu cho anh An vay để anh An phát triển kế hoạch kinh doanh của mình.

Lúc này, cả 2 anh Cường và vẫn yêu cầu anh An những điều kiện như với anh Bảo và cũng ký với anh An những bản hợp đồng, nhưng khác với anh Bảo là anh Cường không yêu cầu sở hữu công ty của anh An ở thời điểm hiện tại.

Tuy nhiên, trong hợp đồng này sẽ có thêm điều khoản về khoản tiền lãi (có thể có cả gốc) mà anh An phải thanh toán cho anh Cường và Đạt trong thời hạn mà 2 bên đã cam kết với nhau. Những bản hợp đồng mà Cường và Đạt ký với An cũng được gọi là chứng khoán và có tên là trái phiếu.

Kết luận: trái phiếu là một loại hình chứng khoán xác nhận một khoản vay của doanh nghiệp đối 1 tổ chức hay một cá nhân khác. Có nhiều loại trái phiếu khác nhau trên thị trường chứng khoán. Vậy F0 có nên đầu tư vào trái phiếu hay không? Cùng xem, bài viết sau để biết được điều đó.

Trái phiếu chuyển đổi là gì?

Sau thời gian 2 bên cam kết trên hợp đồng, anh Cường nhận ra tiềm năng phát triển hơn nữa của công ty An Toàn và quyết định sẽ chuyển đổi khoản tiền gốc mà anh Cường cho An vay thành cổ phần công ty theo tỉ giá đến thời điểm kết thúc hợp đồng cho vay. Hình thức đầu tư này của anh Cường được gọi là trái phiếu chuyển đổi.

Còn anh Đạt do không thấy được định hướng chung giữa công ty và mình nên xin rút khỏi dự án và muốn anh An hoàn lại số tiền gốc lẫn lãi. Hình thức đầu tư này của anh Đạt được gọi là trái phiếu không chuyển đổi hay đúng hơn là khoản vay doanh nghiệp.

Trong trường hợp trên, nếu 2 anh Cường và Đạt cho anh An vay mỗi người 1 khoản tiền là 250 triệu trong vòng 2 năm với mức lãi suất vay là 10%/năm.

Sau 2 năm kể từ lúc anh An nhận được khoản vay, anh An đã trả cho anh Cường và Đạt lãi vay là 50 triệu/người.

  • Số tiền gốc của anh Đạt sẽ được anh An hoàn trả lại đầy đủ cho anh Đạt (tổng cộng là 300 triệu)
  • Số tiền 250 triệu gốc của anh Cường sẽ được chuyển thành cổ phiếu tính tới thời điểm định giá công ty 2 năm sau đó.

Ví dụ 2 năm sau kể từ lúc anh An nhận được khoản vay, công ty của anh An được định giá là 4 tỷ và cổ phiếu có giá trị 20.000 đồng/cổ. Đến cuối năm 2019, công ty tất toán bảng báo cáo tài chính và tiến hành chia lãi cho các thành viên trong ban quản trị, lúc này:

  • Anh Cường nhận được 6,25% cổ phần của công ty An Toàn tương đương sở hữu 12.500 cổ phiếu. => Năm 2019, anh Cường chỉ nhận 50 triệu đồng tiền lãi từ anh A. Tổng giá trị tài sản lúc này của anh Cường trong công ty nông nghiệp này sẽ là 250 triệu đồng.
  • Lúc này, anh Bảo với 25% cổ phần ban đầu sẽ nhận được 50.000 cổ phiếu với tồng giá trị là 1 tỷ đồng. => Tính tới cuối năm 2019, anh Bảo lãi 500 triệu đồng so với năm 2017.
  • Anh An với số vốn ban đầu là 1 tỷ 500 triệu đồng sẽ bị giảm số cổ phần sẽ giảm xuống còn 68.75% so với ban đầu là 75% sẽ nhận được 137.500 cổ phiếu.công ty của mình với tổng trị giá 2 tỷ 750 triệu đồng. => Tính đến cuối năm 2019, anh An lãi 1 tỷ 250 triệu đồng so với năm 2017. Tuy nhiên anh An phải trả lãi cho anh Cường sau khoản vay trái phiếu và tổng khoản lãi và vốn của anh D, nên anh An chỉ còn lãi 900 triệu đồng.

2. Chứng khoán phái sinh

Chứng khoán phái sinh và cách vận hành của nó trên thị trường chứng khoán

Tiếp tục với trường hợp của anh An và công ty nông nghiệp của mình trong bài Chứng khoán là gì? Thị trường chứng khoán là gì?. Sau khi anh Bảo và anh Cường đã trở thành cổ đông và sở hữu cổ phiếu của công ty An Toàn. Anh An lúc này dự trù là 2 năm sau mình sẽ mở rộng thêm mô hình kinh doanh và dự trù vào năm đó mình cần vốn lên đến 1 tỷ đồng tương đương với 25% công ty của anh An thời điểm hiện tại.

Sau đó, anh An có gặp thêm anh Em và giữa 2 người cũng có ký với nhau 1 hợp đồng. Trong hợp đồng đó thể hiện anh Em hiện không sở hữu cổ phần công ty của anh A. Tuy nhiên, trong trường hợp 2 năm sau giá trị thị trường có thay đổi, phần tiền của anh Em góp vào vẫn tương đương với giá trị cổ phần mà 2 người đã thống nhất trong thời điểm hiện tại cho dù định giá của công ty An Toàn có lên hay xuống. Giả sử, 2 bên thống nhất mua bán 25% cổ phần với giá trị là 20.000 đồng 1 cổ phiếu tương đương với việc anh An sẽ bỏ ra 1 tỷ đồng vào 2 năm sau (thống nhất là đầu năm 2021).

 Đến năm 2021 sẽ có 2 trường hợp xảy ra với công ty của anh A:

- Trường hợp 1: công ty của anh An vẫn tiếp tục làm ăn phát đạt và 2 năm sau công ty được định giá bởi cả An, Bảo, Cường và Em lên đến 8 tỷ đồng và cổ phiếu có giá trị tăng lên 40.000 đồng/cổ. Đến cuối năm 2021, công ty tất toán bảng báo cáo tài chính và tiến hành chia lãi cho các thành viên trong ban quản trị, lúc này:

  • Lúc này anh Bảo nắm 25% cổ phần tương đương tổng giá trị là 2 tỷ với số lượng cổ phiếu không đổi là 50.000 cổ phiếu => Cho tới cuối năm 2021, anh Bảo đã lãi 1 tỷ đồng so với năm 2019 và tổng số tiền lãi đã lên đến 1 tỷ 500 triệu đồng so với ngày đầu đồng hành cùng anh An năm 2017 với số vốn 500 triệu đồng.
  • Anh Cường lúc này nắm 6,25% cổ phần tương đương với tổng giá trị là 500 triệu đồng và số cổ phiếu anh Cường nắm giữ lúc này vẫn là 12.500 cổ phiếu => So với năm 2019, anh Cường tổng giá trị tài sản của anh Cường trong công ty An Toàn tăng lên 250 triệu đồng cộng với số tiền lãi vay vào năm 2017, lúc này anh Cường đã nhận được số tiền lãi là 300 triệu đồng từ hoạt động kinh doanh của công ty của anh A
  • Đến thời điểm 2021, anh Em đã vào vốn mua lại 25% cổ phần công ty An Toàn với tổng giá trị 1 tỷ đồng và nhận 50.000 cổ phiếu => Cuối năm 2021, số tiền lãi anh Em nhận được tính theo thực giá công ty của anh An hiện tại là 1 tỷ đồng, khi anh Em lúc này đã nắm giữ bằng số cổ phần và cổ phiếu với anh Bảo với tổng giá trị tài sản là 2 tỷ đồng.
  • Anh An đến thời điểm 2021 chỉ còn sở hữu 43,75% công ty của mình khi đã bán lại 25% cổ phần cho anh Em tổng tài sản lúc này của anh trong công ty của mình trị giá 3 tỷ 500 triệu đồng và sở hữu 87.500 cổ phiếu của công ty => Đến cuối năm 2001, tài sản của anh An tăng lên 750 triệu so với năm 2019 số tiền lãi anh An nhận được sau khi cộng 900 triệu tiền lãi năm 2019 sẽ là 1 tỷ 650 triệu đồng.

- Trường hợp 2: công ty của anh An do ảnh hưởng của đại dịch COVID 19 nên kết quả kinh doanh không được khả quan, định giá công ty bị giảm xuống còn 2 tỷcổ phiếu đã giảm xuống còn 10.000 đồng/cổ phiếu. Lúc này, anh An và ban quản trị quyết định pha loãng (giảm) cổ phần và phát hành thêm 200.000 cổ phiếu nâng tổng số cổ phiếu của công ty lên thành 400.000 cổ phiếu với tổng giá trị là 4 tỷ đồng.

  • Anh Bảo lúc này đã chịu pha loãng cổ phần của mình xuống 12,5% và vẫn giữ 50.000 cổ phiếu với tổng trị giá là 500 triệu đồng => Tính đến cuối năm 2021, anh Bảo chịu lỗ 500 triệu so với năm 2019. Tuy nhiên, so với lúc mới tham gia vào công ty với anh An năm 2017 thì anh Bảo hòa vốn.
  • Anh Cường cũng chịu pha loãng cổ phần xuống còn 3,125% và vẫn sở hữu 12.500 cổ phiếu với tổng giá trị tài sản là 125 triệu đồng => So với năm 2019, anh Cường đến cuối năm 2021 đã chịu lỗ 125 triệu. Tuy nhiên, năm 2019 anh Cường đã nhận 50 triệu tiền lãi từ trái phiếu nên anh Cường chỉ còn lỗ 75 triệu đồng.
  • Anh Em đã vào vốn với số tiền 1 tỷ để mua 25% cổ phần công ty An Toàn với định giá là 20.000 đồng/cổ phiếu và sở hữu 50.000 cổ phiếu. Tuy nhiên, đến cuối năm 2021, 50.000 cổ phiếu chỉ có giá trị 500 triệu đồng và anh Em cũng đã bị pha loãng cổ phần xuống còn 12,5% ngay sau năm đầu tiên vào vốn.=> Cuối năm 2021, anh Em lỗ 500 triệu đồng.
  • Anh An lúc này đã bán 25% cổ phần cho anh Em với giá 1 tỷ đồng nên anh chỉ còn sở hữu 43,75% cổ phần của công ty. Tuy nhiên ngay sau đó, anh An cũng đã phải chịu pha loãng cổ phần của mình chỉ còn lại 21,875% cổ phần với tổng giá trị là 875 triệu đồng và sở hữu 87.500 cổ phiếu. => Tính đến thời điểm cuối năm 2021, anh An đã lỗ 1 tỷ 875 triệu đồng. Tuy nhiên, do năm 2019 anh An đã lãi 900 triệu đồng nên số tiền lỗ của anh An chỉ còn lại 975 triệu đồng. Nguy hiểm hơn, anh An phải đối mặc với việc không còn quyền ra quyết định tại chính công ty của mình như trước.

Trên đây là 2 trường hợp về chứng khoán phái sinh. Trên thị trường chứng khoán hiện tại có bao nhiêu loại hình chứng khoán phái sinh? Hãy tìm hiểu qua Khóa học Chứng khoán nâng cao của Faviz.

Ở trường hợp 2, anh An và ban quản trị đã phát hành thêm 200.000 cổ phiếu với tổng trị giá là 2 tỷ đồng cho 50% cổ phần công ty của anh A. Số tiền này khá lớn nên không có một nhà đầu tư cá nhân nào sẵn sàng tham gia với anh An vào thời điểm năm 2021 do tình hình dịch bênh căng thẳng và công ty của anh An đang thua lỗ nặng.

Anh An đã cố gắng tìm đến những phương án khác, thậm chí là có thể đi vay thêm ngân hàng nhưng không thể. Đến lúc anh An đang bên bờ vực, một quỹ đầu tư F đã nhận ra tiềm năng phát triển của công ty An Toàn. Đồng thời, quỹ đầu tư này cũng nhận ra công ty An Toàn phù hợp với triết lý đầu tư và phương pháp luận của họ. Chính vì thế mà họ đã quyết định xuống tiền 2 tỷ đồng để mua 50% cổ phần của công ty An Toàn.

Vậy Quỹ đầu tư là gì? Ủy thác đầu tư là gì? hãy cùng Faviz tìm hiểu trong bài viết sau.

Chúc quý nhà đầu tư thành công trên thị trường và mọi thắc mắc về thị trường chứng khoán hãy liên hệ ngay:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ FAVIZ 

 Hotline: 0903 00 36 72

 Email: faviz.vn@gmail.com

 Adress: FAviz Building, số 26 đường số 12, P. Tân Phú, Quận 7, Tp.HCM

Tác giả: Nguyễn Chí Hiếu

 

 

Tags:

 
TRẢI NGHIỆM MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CỦA FAVIZ NGAY HÔM NAY
Đăng ký trải nghiệm